4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đây là những nguồn thông tin rất quan trọng để đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất
tổng hợp, phân tích và giải pháp phù hợp với
mục tiêu của luận văn. Nguồn thông tin này giúp cho luận văn có được là những thông tin về các lĩnh vực sau:
Thông tin về tình hình phát triển kinh tế, tình hình phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tình hình phát triển sản xuất ngô của huyện, tình hình sản xuất ngô nói chung và của điểm nghiên cứu về diện tích, năng suất, sản lượng…; Thông tin về tình hình dân số, đất đai, khí hậu, thời tiết… có ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nói chung và sản xuất ngô nói riêng; Thông tin có liên quan đến phát triển ngô thông qua các nguồn thông tin như: Sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học có liên quan của các nước trên thế giới và ở Việt Nam; Các thông tin về những vấn đề có liên quan đến đề tài thông qua Internet, vô tuyến, đài… về những vấn đề có liên quan của các nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Các báo cáo tổng kết và những số liệu, tài liệu có liên quan của của UBND huyện Mai Sơn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn, Các số liệu, tài liệu có liên quan của các xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan trên địa bàn huyện Mai Sơn; Các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ và Tổ chức quốc tế có liên quan. Các tài liệu thu thập được sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan và cơ sở khoa học quan trọng để lựa chọn điểm nghiên cứu, xác định nội dung nghiên cứu và đề ra các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất ngô có hiệu quả trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
2.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để thu thập số liệu mới, tôi thực hiện phỏng vấn các hộ trồng ngô bằng phiếu điều tra đã xây dựng. Thông qua các phương pháp trực tiếp tiếp cận các hộ, các đối tượng có liên quan đến sản xuất, phát triển ngô để hiểu biết thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, những mong muốn, sự định trong tương lai của họ đối với sản xuất, từ đó có những nhận xét, đánh giá về thực trạng sản xuất và đưa ra các giải pháp cho đề tài. Phương pháp phỏng vấn sâu: Trao đổi, thảo luận với các cơ quan ban ngành liên quan tại huyện, xã...
Chọn điểm điều tra, số lượng mẫu điều tra, phiếu điều tra nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu điều tra theo các bước sau:
Bước 1: Chọn xã nghiên cứu: Tại huyện Mai Sơn, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội, thời tiết, khí hậu, đất đai tương đối đồng đều thuận lợi cho việc sản xuất ngô. Dưới sự tư vấn của lãnh đạo, cán bộ Phòng NN&PTNT, UBND huyện và để đạt được mục tiêu nghiên cứu chúng tôi chọn 3 xã có quy mô diện tích sản xuất ngô lớn nhất của huyện.
Bước 2: Chọn mẫu điều tra:
Chọn hộ điều tra là bước quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, chọn hộ để điều tra phải mang tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu. Huyện Mai Sơn bao gồm 1 thị trấn Hát Lót và 21 xã:
(Cò Nòi, Nà Bó, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Chiềng Sung, Mường Bằng, Mường Bon, Chiềng Mung, Chiềng Mai, Chiềng Ban, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng Chung, Mường Chanh, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi).
Căn cứ vào địa hình đặc trưng của huyện Mai Sơn tác giả chọn 03 xã có đặc điểm đại diện cho huyện Mai Sơn 03 xã là: Nà Bó, Cò Nòi, Chiềng Sung. Nhìn chung các xã đều có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất ngô và có diện tích lớn nhất của huyện.
Xác định quy mô số lượng hộ điều tra: Có nhiều cách ước lượng số đơn vị hộ để điều tra thực tế. Với mục tiêu và đặc điểm của các hộ trồng ngô trên địa bàn tác giả đã lựa chọn công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra của luận án.
Trong đó:
N:Là tổng số hộ số trồng ngô trên địa bàn 3 xã nghiên cứu. e: Sai số cho phép là 5%
Áp dụng theo công thức trên số lượng mẫu trên địa bàn là rất lớn, tuy nhiên để đảm bảo thời gian nghiên cứu và nguồn lực kinh phí triển khai thực hiện tác giả lựa chọn số lượng mẫu điều tra ngẫu nhiên có chủ đích là 60 hộ.
Bảng 2.2. Quy mô mẫu điều tra hộ sản xuất
TT
1 Nà Bó
2 Cò Nòi
3 Chiềng Sung
Do các hộ trên địa bàn huyện có diện tích trồng ngô tương đối đồng đều nên tác giả chọn mỗi xã 20 hộ, đại diện cho các xã để điều tra.
Phiếu điều tra để đảm bảo các yêu cầu đặt ra của luận văn, bên cạnh các thông tin phỏng vấn, thu thập tại huyện Mai Sơn và các xã lựa chọn, chúng tôi thu thập các thông tin từ hộ nông dân gồm:
Đặc điểm chung của hộ, điều kiện sản xuất của hộ, tình hình sản xuất, kinh tế của hộ; Thông tin về sản xuất ngô của hộ gồm quy mô sản xuất, đầu tư cho sản xuất, quy trình kỹ thuật. Các thông tin về tiêu thụ sản phẩm như khối lượng xuất bán, giá bán, đối tượng thu mua, phương thức thanh toán; Các thông tin định tính về những khó khăn mà hộ đang gặp phải và ảnh hưởng của chúng đến sản xuất ngô của hộ; Các thông tin khác như khuyến nông, điểm mạnh điểm yếu của sản xuất ngô, ý kiến của người dân về chính sách của Nhà nước