4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.2.7. Phát triển sản xuấtngô bền vững về môi trường
Công tác đảm bảo tính bền vững về môi trường luôn được các xã Nà Bó, Cò Nòi, Chiềng Sung được đặc biệt quan tâm, bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân về công tác đảm bảo môi trường. Để phát triển cây ngô bền vững gắn với môi trường cần có cơ chế, biện pháp tích cực để giảm bớt ảnh hưởng không tích cực trong sản xuất nói chung và cây ngô nói riêng, tránh đánh đổi môi trường lấy giá trị trong sản xuất kinh tế, có thể thấy được nguy cơ ô nhiễm đang dần trở thành vấn đề bức xúc trong phát triển kinh tế xã hội.
Do đó, trong giai đoạn vừa qua, các xã đã triển khai nhiều hành động vừa phát triển sản xuất vừa bảo vệ môi trường, cụ thể như:
3.2.7.1.Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất ngô:
Kỹ thuật canh tác ngô có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững và an toàn trong sản xuất, trong thời gian qua có nhiều tiến bộ đã được các địa phương áp dụng có kết quả trong sản xuất: Từ khâu chuẩn bị đất, đến gieo hạt, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu bệnh, bón phân, chăm sóc,… đến khi thu hoạch, bảo quản sản phẩm.
3.2.7.2.Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng an toàn
Dùng thuốc bảo vệ thực vật về cơ bản cũng được các hộ tiến hành một cách cẩn thận; tuy nhiên chưa đảm bảo về liều lượng sử dụng, bà con sử dụng
thuộc diệt cỏ tràn lan gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người; gây ô nhiễm đất, không khí, nguồn nước, …
Ngoài ra, vấn đề gặp phải khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là hầu hết những người trồng ngô ở các xã trên ít chú ý tới bảo hộ lao động. Phần lớn người trồng ngô đã không dùng bảo hộ lao động, hoặc sử dụng không đầy đủ. Trong những người trả lời có dùng bảo hộ lao động thì chỉ có dưới 15% có dùng đủ khẩu trang, găng tay, ủng, kính bảo hộ và quần áo riêng để phun thuốc. Trang phục bảo hộ chủ yếu là quần áo đi mưa, ủng và mũ. Không đảm bảo bảo hộ cho người phun thuốc bảo vệ thực vật. Các hộ dân không có khu vực chứa thuốc BVTV, khi cần sử dụng thuốc thì trực tiếp đến các cơ sở buôn bán để mua và sử dụng, không tích trữ tại gia đình để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất ngô. Tuy nhiên nhiều hộ nông dân sau khi phun thuốc đã không thu gom bao bì dựng thuốc mà bỏ trên nương, nhất là đối với các hộ có nương ngô không gần nhà ở. Thực hiện chưa đúng “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách.
Các loại thuốc Thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng xuất hiện nhiều hơn. Việc mua thuốc dễ dàng, giá rẻ và khi mua về sử dụng thấy có hiệu quả tức thời với các loại sâu bệnh, sinh vật gây hại nên người dân đua nhau mua về sử dụng mà không biết được hậu quả lâu dài đối với cây trồng và môi trường.
Trong khi đó, việc kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh, buôn bán các loại thuốc BVTV trong thực tế còn nhiều hạn chế. Điều này khiến chính các cửa hàng bán thuốc BVTV được cấp phép, đủ điều kiện kinh doanh, được tập huấn kiến thức đầy đủ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với thuốc BVTV giá rẻ, thuốc trôi nổi trên thị trường.
3.3. Thuận lợi và khó khăn, cơ hội, thách thức của các hộ trồng ngôtrên địa bàn huyện Mai Sơn