4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.2.5. Tình hình cơ cấu giống ngô
Hiện nay trên địa bàn huyệnngười nông dân đang sử dụng khá nhiều giống ngô, như: DK8868, LVN10, LVN 61, ngô nếp HN68, B9698, B528, B217, B676, B701 và VN688…. đây là những giống ngô có khả năng chịu
hạn, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn cũng như năng suất tương đối ổn định. Tuy nhiên người nông dân đang trồng tràn lan, không theo định hướng, chủ trương của huyện, mặt khác nhiều hộ dân trồng giống ngô có tư tưởng ngại thay đổi, chưa thực sự tin tưởng vào định hướng, chủ trương của huyện nên đang sử dụng một số loại giống có nhược điểm: Cây dễ gãy đổ, khả năng chịu hạn kém, hạt mọc mầm từ trên cây dù cây không bị đổ.
Theo định hướng của huyện, đang tập chung vào sản xuất một số loại giống để đảm bảo phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu cũng như chất lượng để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, như: LVN10, DK 8868 với những loại giống này đã được trồng khảo nghiệm, mô hình trình diễn trên địa bàn và đem lại hiệu quả cao.
Đối với Giống LVN10 thuộc nhóm chín muộn, thời gian sinh trưởng vụ xuân 125 - 135 ngày, vụ hè thu 95 - 100 ngày, vụ thu đông 110 - 120 ngày, Năng suất trung bình 55 - 65 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 80 - 90 tạ/ha, LVN 10 chịu hạn, chịu chua phèn tốt, khả năng chống đổ khá, ít nhiễm các loài sâu bệnh. Cơ cấu sử dụng giống trên địa bàn chỉ chiếm 25%.
Đối với giống ngô mới DK 8868 sinh trưởng khoẻ, cây mập, bắp to đều, dày hạt, cùi bắp nhỏ, vỏ ngoài mỏng. Mặc dù bắp đã vào thời kỳ cho thu hoạch nhưng bộ lá của cây vẫn còn xanh nguyên, phù hợp tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, đặc tính nổi trội của giống ngô này, bà con nông dân
có thể trồng với mật độ dày để tạo ra năng suất cao; quá trình sinh trưởng bắp phun râu đồng đều, là giống mới sạch bệnh nhất hiện nay với bộ lá siêu bền. Cơ cấu sử dụng giống trên địa bàn chỉ chiếm 20%.