Thực trạng phát triển sản xuấtngô tạihuyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngô theo hướng bền vững trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 52)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.1. Thực trạng phát triển sản xuấtngô tạihuyện Mai Sơn

3.1.1. Phát triển sản xuất ngô tại Việt Nam

Cây ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở nước ta, là cây lương thực đứng thứ hai về diện tích và sản lượng, được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc: Vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, trung du miền núi Bắc Bộ.

Đến hết năm 2020 cả nước có tổng diện tích là 991.008 ha(số liệu theo FAO năm 2020), sản lượng đạt trên 4.756.232 triệu tấn. Tuy vậy sản xuất ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hàng năm nước ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.

Nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất ngô đã được chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địa hình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ cao, phụthuộc vào nước mưa, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so với tiềm năng của giống. Năm 2020, diện tích ngô cả nước 991.008 ha, năng suất trung bình

(NSTB) cả nước đạt 48 tạ/ha, sản lượng trên 4.756.838 tấn. Bên cạnh đó các giống ngô có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu.

Để cây ngô Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80% nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng diện tích trồng ngô là điều hết sức cần thiết. Ngoài ra với

các tiến bộ về giống ngô lai mới được người dân tiếp nhận và áp dụng vào sản xuất rất nhanh, giai đoạn 2010-2015 đã có rất nhiều giống ngô lai mới có năng suất, chất lượng được đưa vào sản xuất. Bộ giống ngô lai trong sản xuất rất đa dạng về chủng loại, hầu hết các giống được xếp vào 2 nhóm giống:

+ Nhóm giống có thời gian sinh trưởng dài (LVN10, LVN98, CP888...)

bố trí trên các chân đất bãi ven sông, đất 1 vụ lúa, đất chuyên ngô và vụ Đông Xuân sớm.

+Nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ trung bình đến trung bình sớm

(LVN4, LVN99, VN8960, LVN145, LVN45, CP999, CP989, PC3Q,CP333, CPA88, NK4300, NK54, NK66, NK6654, C919, DK9955, DK9901, DK8868, B9698, B9681, B06, B21, SSC557, SSC886, LVN154 (GS8)....) có thể bố trí ở tất cả các khung thời vụ của các địa phương.

Với những giống ngô mới đã làm cho năng suất và sản lượng của ngô tăng trong giai đoạn 2014 -2016 qua bảng 1.1.

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Việt Nam qua các năm 2018 - 2020

Chỉ tiêu

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Qua bảng số liệu ta thấy diện tích từ năm 2018 - 2020 có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2018 là 1.099.274 ha tiếp đến là năm 2019 có diện tích là 1.032.598 ha và năm 2020 là 991.008ha.

Ngô có giá trị sử dụng rộng trong nhiều ngành sản xuất: Là một loại cây lương thực có giá trị sử dụng rộng rãi, không những trong nông nghiệp mà còn trong các ngành sản xuất khác:

Hạt ngô dùng làm lương thực cho con người và thức ăn cho chăn nuôi, ngoài ra còn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như trích tinh bột ngô để làm hồ vải hoặc dùng vào công nghiệp chế biến đường gluco, dox-trox, deptrin, maldons, công nghiệp chế biến thực phẩm,…; Bẹ ngô dùng làm thảm hoặc chế biến giấy cuộn thuốc lá; Thân ngô được dùng làm chất đốt hoặc nguyên liệu giấy sợi, thân ngô non dùng làm thức ăn cho trâu, bò,…; Cùi ngô làm chất đốt, phân bón hoặc chế tạo chất dẻo, nylon; Râu ngô được dùng làm nguyên liệu: hiện nay ở nước ta, cây ngô được dùng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, còn các ngành sản xuất khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Do có nhiều công dụng và vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nên ngô được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới; Là một loại cây xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Mục đích cơ bản của các chiến lược phát triển nông nghiệp, nôngthôn là phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống cho nông dân.Với những nghiên cứu sâu rộng của các cơ quan nghiên cứu, cây ngô đã nằm trong nhóm cây lương thực cần duy trìphát triển trong tương lai. Với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế khá cao, cùng với các khả năng nâng cao năng suất, cây ngô sẽ nâng cao mức thu nhập cho người nông dân, từ đó đáp ứng mục tiêu xã hội quan trọng là từng bước xóa đói giảm nghèo.

Sử dụng đất đai có hiệu quả, phá thế độc canh của cây sắn: Với một nền nông nghiệp sắn nước trước kia, cây ngô thường được coi là cây lương thực bổ sung. Nhưng hiện nay, với yêu cầu chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng, việc phát triển cây ngô là phù hợp, đi đôi với việc tăng năng suất, chất lượng của cây ngô là việc chuyển đổi những vùng đất không thích hợp đối với trồng sắn sang cây trông có hiểu quả hơn là ngô; Tiết kiệm được ngoại tệ: vậy ngô được phát triển sẽ làm giảm lượng ngô nhập khẩu, tiết kiệm được ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước. Đây là một chỉ tiêu cần thiết trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang

trong gian đoạn phát triển, rất cần tiết kiệm vốn cho đầu tư phát triển các vấn đề khác cấp thiết hơn.

3.1.2. Kết qu sn xut ngô ti huyn Mai Sơn

3.1.2.1. Diện tích sản xuất ngô

Huyện có địa hình nhiều đồi núi đá, độ dốc cao, đất sản xuất nông nghiệp trên nương chiếm diện tích khá lớn, sản xuất ngô phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ canh tác của người dân địa phương. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn, ngô có lợi thế lớn để phát triển thành sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, có thị trường tiêu thụ tương đối lớn. Do đó, trong thời gian tới, ngô vẫn là một trong những cây trồng chủ lực nhằm phát huy tiềm năng đất đai của huyện để phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.

Các giống ngô được trồng tại huyện Mai Sơn là giống ngô lai có năng suất, chất lượng cao như: LVN10, DK8868, LVN10, LVN 61, ngô nếp HN68, B9698, B528, B217, B676, B701 và VN688, ….vào trồng trên diện rộng,

huyện Mai Sơn đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc trợ giá giống, phân bón. Đồng thời mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con. Trong đó, ưu tiên những vùng khó khăn.

Diện tích trồng ngô trên địa bàn huyện được thể hiện qua bảng sau:

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Mai Sơn, năm 2020)

Diện tích gieo trồng cây lương thực toàn huyện năm 2018 là 24,595 ha, diện tích trồng ngô năm 2018 là 19.400 ha; Diện tích gieo trồng cây lương thực toàn huyện năm 2019 là 23.650 ha, diện tích trồng ngô năm 2019 là 17.300 ha; Diện tích gieo trồng cây lương thực toàn huyện năm 2020 là 22.505 ha, diện tích trồng ngô năm 2020 là 15.023 ha.

Diện tích trồng ngô từng xã trên địa bàn huyện năm 2020 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.1. Diện tích trồng ngô các xã tronghuyện năm 2020 TT Xã, thị trấn 1 Nà Bó 2 Cò Nòi 3 Chiềng Sung 4 Thị trấn Hát Lót 5 Mường Bằng 6 Mường Bon 7 Chiềng Mung 8 Hát Lót 9 Chiềng Ban 10 Mường Chanh 11 Chiềng Mai 12 Nà Ớt 13 Phiêng Pằn 14 Phiêng Cằm 15 Chiềng Lương 16 Chiềng Nơi

18 Tà Hộc 19 Chiềng Chung 20 Chiềng Dong 21 Chiềng Ve 22 Chiềng Kheo Tổng

Qua bảng 3.1 trên ta thấy 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có diện tích trồng ngô, tuy nhiên diện tích không đồng đều ở các địa phương. Xã trồng nhiều nhất là xã Chiềng Sung là 1.920 ha, xã ít nhất là xã Chiềng Mung 425 ha.

3.1.2.2. Năng suất ngô

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Mai Sơn)

Hình 3.2. Năng sut ngô huyn Mai Sơn giai đon 2018 - 2020

Diện tích ngô toàn huyện có xu hướng giảm dần, năm 2018 là 19.400ha, năm 2019 là 17.300ha, năm 2020 là 15.023ha; Năng suất ngô tăng dần năm 2018 là 46 tạ/ha, năm 2019 là 47,5 tạ/ha, năm 2020 là 48 tạ/ha; sản lượng năm 2018 là 892.400 tấn, năm 2019 là 821.750 tấn, năm 2020 là 721.104 ha, số liệu cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô giai đoạn 2018 - 2020 Chỉ tiêu

Diện tích Năng suất Sản lượng

(Số liệu theo Chi cục Thống kê huyện)

3.1.2. 3. Thị trường tiêu thụ cho các hộ trồng ngô tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Tiêu thụ Ngô của huyện Mai Sơn khá đa dạng, từ hộ nông dân ngô đi theo 4 hướng chính:3% ngô sẽ được các hộ gia đình tự chế biến để nấu rượu; 22% để phục vụ cho tiêu thụ gia đình; 10% bán cho các hộ chăn nuôi; 65% xuất bán cho Công ty chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

15% Công ty chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi 22% 10% 50% Chăn nuôi hộ gia đình Hộ chăn nuôi

(Nguồn: Nghiên nghiên cứu, khảo sát của tác giả)

Hình 3.3. Sơ đồ tiêu th ngô ti huyn Mai Sơn, tnh Sơn La

Đến 80% người trồng ngô xuất bán ngay sau khi thu hoạch, giá ngô lúc này tương đối thấp chỉ từ 3.000 - 4.500/kg. Ngô từ các hộ dân qua nhiều khâu trung gian, thu gom mới đến đơn vị sản xuất, chưa tạo thành chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

3.2. Thực trạng sản xuất ngô theo hướng bền vững tại các hộ điều tra

3.2.1. Thông tin các hộ điu tra

Theo công thức tính số mẫu điều tra Slovin ta tính được số hộ sản xuất ngôlà 60 hộ tại 3 xã Nà Bó, Chiềng Sung, Cò Nòi đây là những xã có kinh nghiệm và diện tích ngô lớn nhất.

Bảng 3.3. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra

Chỉ tiêu 1.Số hộ điều tra 2.Chủ hộ Nam Nữ 3.Tuổi BQ của chủ hộ 4.Trình độ văn hóa Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 5. Số khẩu BQ/hộ 6. Lao động BQ/hộ 7. Diện tích sản xuất ngô 8. Năng suất ngô

9. Diện tích sản xuất Lúa nương

10. Năng suất lúa nương

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Qua bảng 3.4 ta thấy về độ tuổi trung bình: hầu hết chủ hộ đều có tuổi đời khá cao, trung bình đạt 42 tuổi. Đây là độ tuổi được đánh giá là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh. Nhóm hộ ở xã Cò Nòi có chủ hộ có tuổi đời cao hơn sao với 2 xã còn lại.

Qua bảng điều tra có thể nhận ra có tới 80% số hộ nam là chủ hộ, các hộ dân đều đa số là người dân tộc thiểu số điều đó cho thấy các hộ dân trồng ngô là

người bản địa. Về trình độ học vấn của chủ hộ thì chủ yếu là chủ hộ có trình độ cấp I và cấp II, trình độ học vấn của chủ hộ cấp I chiếm 46.38% tổng số hộ điều tra. Nhìn chung trình độ học vấn của chủ hộ còn hạn chế điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hộ. Trong nhóm điều tra thì trên 85% chủ hộ có nghề chính là nông nghiệp, còn 10% là làm nghề khác.

Nhân khẩu: Bình quân nhân khẩu cho các hộ là 4,2 người, trong đó xã Nà Bó là 4,12 người, xã Chiềng Sung 4,23 người, xã Cò Nòi là 4,14 người. Lao động: Bình quân lao động cho các hộ điều tra là 2,3 người, trong đó xã Nà Bó là 2,23 người, xã Chiềng Sung2,32 người, xã Cò Nòi là 2,28.Diện tích ngô tại ba xã điều tra bình quân là 1,25 ha/hộ trong đó xã Chiềng Sung có diện tích trồng ngô cao nhất là 1,4ha/hộ và xã Nà Bó là xã có diện tích trồng thấp nhất là 1,05ha/hộ. Năng suất ngô bình quân là 47,2tạ/ha, năng suất lúa nương là 10,23, tại xã Nà Bó là 10 tạ/ha, xã Chiềng Sung là 10,5 tạ/ha, xã Cò Nòi là 10,2 tạ/ha.

3.2.2. Chi phí sn xut ngô ti các hộ điu tra

Do đặc điểm của từng vùng sản xuất khác nhau, bên cạnh đó điều kiện của các hộ được khảo sát cũng rất khác nhau nên mức đầu tư cho việc sản xuất ngô ở các hộ cũng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy mức đầu tư tuy có khác nhau nhưng cũng không quá chênh lệch.

Bảng 3.4. Tổng hợp chi phí cho sản xuất ngô của các hộ điều tra tính trung bình cho 1 ha

Đơn vị: Nghìn đồng/ha

Chỉ tiêu

1. Chi phí trung gian

Giống Phân bón Thuốc BVTV

2. Công lao động

Phân theo vùng sản xuất: Nhìn chung chi phí cho một ha Ngô bình quân mỗi hộ sản xuất phải đầu tư từ 11.973 nghìn đồng; trong đó, xã Cò Nòi là địa phương có chi phí đầu tư cao nhất với 12.060 nghìn đồng, xã Nà Bó thấp nhất với 11.860 nghìn đồng. Thông qua bảng 3.3 cũng cho ta biết trong tổng chi phí trồng Ngô của các hộ được khảo sát thì chi phí trung gian chiếm cao nhất với trên 50%.

Các loại chi phí khác trong nhóm hộ khảo sát tương đối đồng đều nhau. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất là về chi phí cho phân hữu cơ ở từng xã khác nhau là khác nhau.Giả sử như ở xã Nà Bó tổng chi phí cho phân bón tính cho 1 ha là 4.050 nghìn đồng/ha thì ở xã Chiềng Sung khoảng 3.890 nghìn đồng/ha và xã Cò Nòi là 4.120 nghìn đồng/ha.

Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng ngô điều tra theo vùng sản xuất tính bình quân cho 1ha năm 2020

Chỉ tiêu 1. Kết quả sản xuất

Năng suất bình quân Giá bán

Giá trị sản xuất (GO) Chi phí trung gian (IC) Công lao động (CLĐ) Tổng chi phí (TC) Giá trị gia tăng (VA) Lợi nhuận (Pr)

2. Hiệu quả kinh tế

GO/CLĐ VA/CLĐ GO/IC

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

+ Giá trị gia tăng trên công lao động VA/CLĐ thể hiện 1 đồng công lao động bỏ ra bằng bao nhiêu đồng giá trị gia tăng của các hộ trồng ngô. Đối với xã

cao nhất là 6,19 lần tức là 1 đồng công lao động bỏ ra thì thu được 6,19 đồng giá trị gia tăng, có 02 xã bằng nhau: 1 đồng công lao động bỏ ra thì thu được 5,44 đồng giá trị gia tăng.

+ Giá trị sản xuất trên công lao động GO/CLĐ thể hiện giá trị gia tăng trên 1 đồng lao động của 1 ha ngô. Chỉ tiêu này cũng có sự khác nhau giữa các xã, đối với xã cao nhất GO/CLĐ đạt 8,49 lần, còn xã thấp nhất đạt 7,79 lần. Có nghĩa là 1 đồng công lao động của hộ ở xã cao nhất thì tạo ra 8,49 đồng giá trị sản xuất của các hộ trồng ngô, còn hộ ở xã thấp nhất thì 1 đồng công lao động thì tạo ra 7,79 đồng giá trị gia tăng. Có sự chênh lệch này là do điều kiện tự nhiên và có sự đầu tư khác nhau về giống, về công chăm sóc, về công lao động,... do vậy 1 công lao động tạo ra giá trị sản xuất của xã này là khác nhau.

Tương tự như vậy các chỉ tiêu GO/IC và VA/IC giữa các xã có sự khác nhau rõ rệt. Nhưng bình quân 1 ha ngô GO/IC là 3,43 lần tức là các hộ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu lại được 3,43 đồng giá trị sản xuất. Và VA/IC đạt 2,43 tức là 1 đồng chi phí các hộ bỏ ra thì tạo ra giá trị gia tăng là 2,43 đồng.

3.2.3. Chi phí sn xut lúa nương ti các hộ điu tra

Ngoài ngô thì các hộ nông dân tại huyện Mai Sơn còn sản xuất Lúa nương trên các diện tích đất đồi, ít dốc hơn. Chi phí sản xuất Lúa nương của các hộ tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được thể hiện tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tổng hợp chi phí cho sản xuất lúa nương của các hộ điều tra tính trung bình cho 1 ha

Đơn vị: Nghìn đồng/ha

Chỉ tiêu 1.Chi phí trung gian

Giống Phân bón Thuốc BVTV 2. Công lao động

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngô theo hướng bền vững trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w