4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
Các số liệu thu thập được mã hóa và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm EXCEL và sử dụng các phương pháp sau để phân tích:
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này tác giả sử dụng để phân tích đặc điểm về đất đai, nhân khẩu, lao động, cơ cấu kinh tế của huyện Mai Sơn giai đoạn 2018 - 2020, phân tích tình hình biến động của kinh tế hộ.
Bên cạnh phương pháp thống kê mô tả so sánh qua các chỉ số phát triển liên hoàn, phát triển bình quân… nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ qua các năm, tìm ra nguyên nhân để đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hộ trồng ngô.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung.
Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét quá trình phát triển sản xuất ngô tại huyện Mai Sơn.
- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ hộ gia đình, người lao động, cán bộ nông nghiệp, hội nông dân, chủ mua thu gom… để tính toán các chỉ tiêu về các loại cây trồng thông qua hỏi phỏng vấn.
- Phương pháp ma trận SWOT:Sử dụng phân tích SWOT để phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức đối với các hộ sản xuất ngô, kết hợp mặt mạnh với thách thức, mặt yếu với cơ hội để từ đó đưa ra giải thúc đẩy phát triển kinh tế hộ trồng ngô theo hướng bền vững.
Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phương hướng, chiến lược trong việc phát triển kinh tế hộ trồng ngô trên địa bàn huyện Mai Sơn trong điều kiện hiện nay.
- Phối hợp S/O: Thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội trong việc phát triển kinh tế hộ trồng ngô.
- Phối hợp W/O: Là sự kết hợp giữa mặt yếu và cơ hội của việc phát triển kinh tế hộ trồng ngô, sự kết hợp này mở ra khả năng vượt qua mặt yếu để phát triển kinh tế hộ trồng ngô.
- Phối hợp W/T: Là sự kết hợp giữa các mặt yếu và thách thức trong việc hiệu quả của các hộ trồng ngô. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho việc phát triển kinh tế hộ trồng ngô theo hướng bền vững cần phải có các biện pháp để giảm bớt mặt yếu và tránh được thách thức bằng cách đề ra các giải pháp chiến lược trong việc phát triển hiệu quả kinh tế hộ trồng ngô theo hướng bền vững.
- Phối hợp S/T: Thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh với nguy cơ thách thức của việc phát triển kinh tế của các hộ trồng ngô. Sự kết hợp này giúp cho việc phát triển kinh tế hộ trồng ngô vượt qua được những thách thức bằng cách tận dụng những điểm mạnh trong việc trồng ngô của các hộ.
2.4.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và xây dựng một số giải pháp khả thi nhằm phát triển sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cùng với các chỉ tiêu đánh giá sau:
2.4.1.Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất
- Diện tích, năng suất, sản lượng ngô qua các năm. - Diện tích, sản lượng ngô của 03 xã.
- Chi phí đầu tư cho sản xuất cho cây ngô.
2.4.2.Các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế
* GO (giá trị sản xuất): Đánh giá toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Đối với các hộ sản xuất ngôlàtoàn bộ giátrị sản phẩm (chính + phụ) thu được trong một năm (triệu đồng/ha):GO = VA+IC.
* IC (chi phí chung gian): Là toàn bộ các chi phí vật chất, IC = GO -VA Trong sản xuấtngô,nó là tổng đầu vào nguyên vật liệu phân bón, thuốc BVTV,... không tính công lao động.
* VA(giá trị gia tăng): Là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian:VA = GO -IC.
* MI (thu nhập hỗn hợp): Là một phần của (VA) sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động đi thuê (nếu có). Như vậy, thu nhập hỗn hợp gồm cả công lao động gia đình; MI = VA - (A + T + lao động đi thuê).