Quy trình phân tích định lượng DEMATEL

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong giai đoạn thi công nhà thép tiền chế tại việt nam sử dụng quy trình atom (Trang 41 - 43)

So sánh với các phương pháp khác

Rất nhiều phương pháp phân tích định lượng (Multiple-criteria decision analysis-MCDM) hiệu quả đã được phát triển để giải quyết các vấn đề ra quyết định. Kỹ thuật DEMATEL được so sánh với một số phương pháp MCDM khác để chỉ ra những ưu nhược điểm của nó. Chọn các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất

trong MCDM, đó là, quy trình phân cấp phân tích (AHP), phân tích quan hệ xám (GRA), kỹ thuật thực hiện thứ tự tương tự với giải pháp lý tưởng (TOPSIS), để so sánh cơ sở thủ tục của các phương pháp MCDM này.

Trong AHP, hệ thống phân cấp xem xét sự phân bổ mục tiêu giữa các yếu tố được đánh giá và so sánh yếu tố nào có ảnh hưởng lớn hơn đến mục tiêu đang xét

[27]. GRA là một mơ hình thể hiện tác động đo lường mức độ giống nhau hoặc khác

nhau giữa hai chuỗi dựa trên cấp độ quan hệ. Nguyên tắc của TOPSIS là giải pháp thay thế được chọn từ giải pháp lý tưởng phải có khoảng cách ngắn nhất và khoảng cách xa nhất từ giải pháp ít hiệu quả[28]. Đối chiếu với các phương pháp MCDM này, kỹ thuật DEMATEL có những ưu điểm sau: Nó phân tích hiệu quả các tác động lẫn nhau (cả tác động trực tiếp, gián tiếp) giữa các yếu tố khác nhau và hiểu được các mối liên hệ nhân-quả phức tạp trong vấn đề ra quyết định. Nó có thể thấy được mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thông qua IRM và cho phép người ra quyết định hiểu rõ ràng những yếu tố nào có ảnh hưởng lẫn nhau. DEMATEL có thể được sử dụng không chỉ để xác định xếp hạng của các lựa chọn thay thế, mà cịn để tìm ra các tiêu chí đánh giá quan trọng và đo lường trọng số của các tiêu chí đánh giá. Mặc dù AHP có thể được áp dụng để xếp hạng các lựa chọn thay thế và xác định trọng số tiêu chí, nhưng nó giả định rằng các tiêu chí là độc lập và không xem xét các tương tác và phụ thuộc của chúng. ANP, một phiên bản nâng cao của AHP, có thể giải quyết sự phụ thuộc và phản hồi giữa các tiêu chí, giả định về trọng lượng bằng nhau cho mỗi cụm để thu được siêu ma trận (supermatrix) có trọng số trong ANP là khơng hợp lý trong các tình huống thực tế [18].

Mặt khác, đối chiếu với các phương pháp MCDM khác, những nhược điểm có thể có của kỹ thuật DEMATEL có thể là: Nó xác định thứ hạng của các lựa chọn dựa trên mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng; nhưng các tiêu chí khơng có quan hệ với nó thì khơng được sử dụng trong vấn đề ra quyết định. Trọng số tương đối của các chuyên gia không thể kết hợp lại thành đánh giá tổng thể của nhóm chun gia. Nó khơng thể tính được mức độ kì vọng của các lựa chọn thay thế như trong phương pháp GRA và VIKOR. Do đó, DEMATEL đã được kết hợp với các phương pháp MCDM khác có được kết quả như ý. [18]

Kết hợp với các phương pháp khác

DEMATEL đã được kết hợp với nhiều phương pháp hoặc công cụ khác để đưa ra quyết định quản lý tốt hơn. Các phương pháp thường được tích hợp với DEMATEL bao gồm AHP, thẻ điểm cân bằng (BSC), TOPSIS. Ví dụ, phương pháp DEMATEL được áp dụng đầu tiên để chọn các tiêu chí quan trọng nhất và AHP mờ được sử dụng cho xếp hạng các phương án quản lý trong giai đoạn cuối dự án [29].

3.3. Thu thập dữ liệu giai đoạn 1: Nhận dạng các yếu tố rủi ro chính trong q trình thi cơng nhà thép tiền chế tại Việt Nam trong q trình thi cơng nhà thép tiền chế tại Việt Nam

3.3.1. Quy trình thu thập dữ liệu giai đoạn 1

Bắt đầu

Bảng câu hỏi sơ bộ Danh sách các yếu tố rủi ro

Bảng câu hỏi chính thức

Khảo sát đại trà Kiểm định; phân tích dữ

liệu thống kê

Kết thúc

Danh sách các yếu tố rủi ro thường gặp theo PxI

Các nghiên cứu đã công bố

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong giai đoạn thi công nhà thép tiền chế tại việt nam sử dụng quy trình atom (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)