Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1996, tr 99-100.

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 25 - 26)

1996, tr 99-100.

2, 3 . Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (Hội nghị lần thứ ba,tư, năm, sáu, bẩy và chín). Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2009, tr. 361-362, 500. tư, năm, sáu, bẩy và chín). Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2009, tr. 361-362, 500.

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày tháng năm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ bẩy (Khóa X) tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử dụng đất; thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh.

Để tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đặt nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đảng ta tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước thống nhất quản lý và thực hiện giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc có thời hạn cho người sử dụng đất, thu hồi đất theo quy định của pháp luật; Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai; Phân bố hợp lý, khai thác, sử dụng quỹ đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển theo chiều sâu, chiều cao, tận dụng không gian, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, phát huy tiềm năng, nguồn lực về đất; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước; Chính sách đất đai phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho sự phát triển, khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng trong quản lý đất đai. Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin đất đai hiện đại phục vụ công tác quản lý, cải cách hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ về đất đai; tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với việc quản lý và sử dụng đất. Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai theo luật pháp.

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w