Tài chính đất đai và thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 36 - 38)

Luật Đất đai năm 1993 ra đời với việc Nhà nước công nhận đất có giá cùng với các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 về nguyên tắc định giá đất, về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản là nền tảng quan trọng để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở cho việc hình thành thị trường bất động sản tại Việt Nam. Về định giá đất, Ngành đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong cả nước triển khai công tác điều tra, khảo sát xây dựng bảng giá đất của địa phương. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng bảng giá đất của địa phương và phải công bố công khai vào ngày 01/01 hàng năm nhằm phục vụ kịp thời cho công tác quản lý đất đai và bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa phương, làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tính thuế, lệ phí và các khoản thu tài chính khác. Hệ thống định giá đất hiện hành có nhiều đổi mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, góp phần tăng cường công tác quản lý đất đai, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Nguyên tắc xác định giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường được xác lập và triển khai thực hiện, bước đầu đảm bảo công bằng giữa người sử dụng đất, làm lành mạnh hóa các quan hệ đất đai, hạn chế tham nhũng, tiêu cực và đầu cơ trong sử dụng đất.

Hệ thống chính sách tài chính về đất đã tiếp cận và ngày càng phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường. Với các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ chế để đất đai trở thành nguồn lực phát triển đất nước. Nguồn thu từ đất tăng đều cho ngân sách nhà nước hàng năm: năm 2005 đạt gần 18 nghìn tỷ đồng, năm 2006 đạt gần 21 nghìn tỷ đồng, năm 2007 đạt gần 37 nghìn tỷ đồng, năm 2008 đạt trên 40 nghìn tỷ đồng, năm 2009 đạt gần 47 nghìn tỷ đồng và năm 2010 đạt trên 67 nghìn tỷ đồng. Trong những năm từ 2011 đến 2015 trung bình hàng năm nguồn thu từ đất đóng góp 10 - 12% thu ngân sách nhà nước.

Hệ thống chính sách thuế đối với đất đai đã được quy định tương đối đầy đủ, có nhiều đổi mới phù hợp với quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, góp phần tăng cường công tác quản lý đất đai, làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Hiện nay hệ thống thuế có liên quan đến đất đai bao gồm 2 sắc thuế chính: thuế sử dụng đất (hoặc thuế tài sản là quyền sử dụng đất) và thuế thu nhập từ

chuyển quyền sử dụng đất. Ngoài ra, còn có lệ phí trước bạ. Các loại thuế và lệ phí này có ưu điểm là rõ ràng, rành mạch và có khả năng tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước

Nguồn thu từ đất là một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ đó, nhiều công trình hạ tầng quốc gia được đầu tư xây dựng; trong thời gian ngắn các địa phương đã huy động được nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; phát triển, chỉnh trang đô thị. Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và thuế nhà đất đóng góp phần quan trọng trong thu ngân sách của địa phương. Hiện nay, với các chủ trương Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được xét duyệt và việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội được thực hiện chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn lực đất đai đang và sẽ là một trong những nguồn lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản hoạt động đúng chức năng và vận hành hoàn chỉnh sẽ tạo ra nguồn thu hàng chục nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.

VIII. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đấtđai, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai

Từ khi thành lập Ngành đến nay, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai đã được Ngành tăng cường và từng bước kiện toàn về tổ chức và số lượng cán bộ, nhờ đó phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất, góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước; Thanh tra đất đai ngày càng được tổ chức thực hiện theo chiều rộng, chiều sâu đã hình thành một hệ thống các cơ quan thanh tra đất đai các cấp. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử lý và chấn chỉnh, ngăn chặn các sai phạm; hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Các địa phương đã đặt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai; hàng năm, toàn quốc đã giải quyết ... đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai. Một số địa phương đã đổi mới công tác tiếp công dân, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Đặc biệt, trong những năm qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai đã hạn chế khiếu kiện vượt cấp, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc có liên quan đến đất đai, nhất là các vụ khiếu kiện đông người, tạo niềm tin trong nhân dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.

Để giúp cho việc quản lý, sử dụng đất hiệu quả hơn, Ngành Quản lý đất đai đang tổ chức triển khai xây dựng Hệ thống theo dõi và đánh giá để đánh giá việc thi

hành pháp luật về đất đai, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, sự tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương.

(bổ sung báo cáo tổng kết 10 năm công tác thanh tra) - Kien

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 36 - 38)