Nghiên cứu khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 38)

1. Nghiên cứu khoa học - công nghệ

Trước năm 1983, các đề tài nghiên cứu tập trung vào khâu điều tra cơ bản (đo đạc, điều tra thổ nhưỡng, thống kê đất đai...). Công tác nghiên cứu khoa học chủ yếu thiên về phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp. Từ năm 1983, công tác nghiên cứu khoa học của ngành quản lý đất đai được củng cố và phát triển. Trong 10 năm (1983 - 1993), Tổng cục Quản lý đất đai đã thực hiện 02 chương trình nghiên cứu cấp Bộ, ngành và thực hiện 35 đề tài. Từ năm 1994 đến nay, đã và đang triển khai thực hiện 03 đề tài độc lập cấp Nhà nước và nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp cơ sở, thực hiện các dự án thử nghiệm phục vụ các mục tiêu của ngành quản lý đất đai. Kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài được ứng dụng cho việc xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực tế tại các địa phương.

2. Hợp tác quốc tế

Mở rộng hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát triển tài nguyên và môi trường đã được thể chế hoá trong các chính sách, chiến lược, pháp luật, chương trình và kế hoạch hành động của Chính phủ. Thời kỳ Tổng cục Quản lý ruộng đất (1983 - 1993) Ngành đã có quan hệ với 17 nước và 03 tổ chức quốc tế. Thời kỳ Tổng cục Địa chính (1994 - 2002), Ngành đã thực hiện 19 chương trình, dự án để hỗ trợ tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do Chính phủ Bang Tây Ôxtrâylia, Vương quốc Thụy Điển, Hà Lan, Chính phủ Nhật Bản, Pháp và các tổ chức UNDP, ADB… Hiện nay, lĩnh vực quản lý đất đai đã mở rộng quan hệ hợp tác với trên 30 quốc gia và tổ chức quốc tế, với 8 chương trình, dự án được thực hiện. Kết quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế đã đóng góp rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai và đưa công tác quản lý đất đai hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w