Ngành Quản lý đất đai Việt Nam triển vọng và tương la

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 48 - 49)

Điểm qua quá trình hình thành và phát triển ngành Quản lý đất đai Việt Nam thấy rõ một điều là: Việt Nam cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, hoạt động quản lý đất đai luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước, lực lượng nhân sự hoạt động trong lĩnh vực này tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử mà nhiều ít tuy có khác nhau, nhưng giai đoạn nào cũng là một trong những nhân tố quan trọng, là lực lượng nòng cốt để hình thành và xây dựng Nhà nước.

Trong 5 năm sắp tới (2016- 2020), với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, Ngành Quản lý đất đai đang đứng trước những nhiệm vụ hết sức nặng nề - vừa phải đảm bảo cân đối quỹ đất cho phát triển bền vững, vừa phải chuyển hoá từ quản lý hành chính về tài nguyên đất đai sang quản lý Nhà nước về kinh doanh tài sản đất đai quốc gia, làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn lực quan trọng hàng đầu cho phát triển.

Về lâu dài, đến năm 2045, phải đưa công tác quản lý và sử dụng đất đai ngày càng hiện đại từ hệ thống pháp luật đến tổ chức thực hiện. Xây dựng được Bộ Luật đất đai để điều chỉnh mọi quan hệ đất đai trong thời kỳ mới, phải phát triển, hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai; xây dựng xong bản đồ và hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; xây dựng hệ thống công khai, đầy đủ, chính xác, kịp thời về thông tin đất đai, đăng ký đất đai và chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tăng cường sự tiếp cận dịch vụ thông tin đất đai cho mọi đối tượng, phát huy tối đa hiệu quả của quá trình công khai, dân chủ trong quản lý nhà nước về đất đai…

Để thực hiện được những nhiệm vụ lớn nêu trên, ngành Quản lý đất đai cần phát huy vai trò tiên phong, tổ chức chặt chẽ lại đội ngũ, nâng cao trình độ, năng lực phục vụ, phát huy trí tuệ của toàn Ngành, khai thác mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia vào nhiệm vụ quản lý, sử dụng tốt tài sản đất đai quốc gia.

* * *

70 năm qua Ngành đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, là trong việc xây dựng hệ thống chính sách đất đai ngày một hoàn thiện hơn, mang lại những tác động sâu rộng từ những chuyển biến trong quan hệ ruộng đất, nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến việc hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Tuy nhiên, đất nước đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, mà đặc điểm nổi bật nhất là đất chật người đông, lao động chủ yếu là nông nghiệp, lại phải dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, do đó các quan hệ đất đai luôn luôn là vấn đề thời sự

vừa phải được giải quyết kịp thời, vừa phải giữ được thế ổn định chính trị, xã hội. Vì vậy, Ngành Quản lý đất đai trong thời gian tới phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh chính sách đất đai cho phù hợp với thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam, cũng như phù hợp với quy định của các Điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Với truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển, tin tưởng rằng trong những năm tới ngành Quản lý đất đai Việt Nam nỗ lực, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để cùng với các cấp, các ngành hoàn thành mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại./.

TỔNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w