Đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 32 - 34)

cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai

1. Đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, luôn được Ngành quan tâm triển khai thực hiện. Trong giai đoạn (1958-1980) cơ quan quản lý đất đai đã đo đạc chỉnh lý bản đồ giải thửa bốn lần trên diện tích 7.800.000 ha của 5.000 xã ở các tỉnh phía Bắc. T hực hiện Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước, công tác đo đạc lập bản đồ địa chính về cơ bản đã hoàn thành trong cả nước. Với mục tiêu thành lập tư liệu đo đạc bản đồ địa chính theo hệ thống chuẩn thống nhất, đáp ứng nhu cầu chính trị, kinh tế, xã hội an ninh, quốc phòng của đất nước, sau năm 1980, ngành Quản lý đất đai đã tổ chức đăng ký đất đai, thành lập bộ hồ sơ địa chính ban đầu, và Ngành đã ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) để lập bản đồ địa chính theo hệ quy chiếu HN 72. Từ năm 2000, đo vẽ lập bản đồ địa chính trong hệ quy chiếu VN 2000, đồng thời tổ chức chuyển đổi bản đồ được đo ở hệ quy chiếu HN 72 về hệ VN 2000. Cơ quan quản lý đất đai các cấp đã thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc đăng ký đất đai. Đến nay, trên 92% hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất đã kê khai đăng ký đất đai; đã lập sổ mục kê đất cho 85,9% số xã; lập sổ địa chính cho 79,3% số xã. Việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ở các cấp với đầy đủ những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý là một tiến bộ quan trọng trong công tác quản lý đất đai.

Từ năm 1987 đến nay, công tác cấp Giấy chứng nhận đã được Ngành triển khai một cách tích cực, có hiệu quả, hầu hết diện tích đất cơ bản đã được cấp Giấy chứng nhận. Thực hiện Nghị quyết số 07/2007/QH12, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009, Nghị định số

88/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngành Quản lý đất đai bắt đầu tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, việc thống nhất cấp một loại Giấy chứng nhận đã tạo thuận lợi cho việc chuyển nhượng nhà đất, góp phần thúc đẩy thị trường nhà đất phát triển và hoạt động lành mạnh.

Đến nay, việc thống nhất cấp một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tiếp tục được Luật Đất đai năm 2013 ghi nhận. Cả nước đã cấp được hơn 41 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích gần 23 triệu ha, đạt 94,9% diện tích cần cấp Giấy chứng nhận. Tất cả 63 tỉnh, thành phố đều đã đạt tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận chung các loại đất trên 85%.

Việc cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Đối với Nhà nước, kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận là cơ sở để nắm chắc được quỹ đất để góp phần trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho việc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển; góp phần giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, khai thác nguồn nội lực quan trọng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với người sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận đã tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuât, đầu tư thâm canh, khai thác tiềm năng của đất đai để cải thiện đời sống, từng bước làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình. Lợi ích thiết thực nhất đối với người dân khi có Giấy chứng nhận là được thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn, đầu tư cho sản xuât kinh doanh. Nhiều trang trại nông nghiệp đã được hình thành tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa có giá trị xuất khẩu, giải quyết được việc l àm, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn. Kết quả cấp Giấy chứng nhận góp phần vào quá trình chuyển đổi, tích tụ ruộng đât phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai (bổ sung)

Với mục tiêu quản lý đến từng thửa đất bằng công nghệ số, Ngành đã từng bước chuẩn hóa dữ liệu địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu số đến từng thửa đất. Hiện nay, Ngành đang triển khai thực hiện Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với các nội dung: (1) Xây dựng, triển khai, quản lý, vận hành, khai thác, cập nhật hệ thống thông tin đất đai quốc gia thống nhất gồm các dữ liệu đất đai chuyên đề, qua các thời kỳ; (2) Kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với các ngành có nhu cầu. (3) Xây dựng các quy chế cập nhật, khai thác, vận hành hệ thống lâu dài đảm bảo tính đồng bộ, trách nhiệm, đúng thẩm quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hệ thống từ cấp Trung ương đến các cấp địa phương.

(4) Tổ chức các lớp tập huấn về tích hợp dữ liệu, an ninh bảo mật, an toàn dữ liệu, hệ thống phần mềm gốc, công cụ phát triển, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và vận hành bảo trì hệ thống. Đến nay, đã có 02 tỉnh ( Đồng Nai, Vĩnh Long) xây dựng xong và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh; có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai (59 đơn vị cấp huyện thuộc 9 tỉnh, thành phố thực hiện dự án VLAP, 62 đơn vị cấp huyện thuộc Dự án tổng thể, trong đó có 59 đơn vị cấp huyện thuộc Dự án VLAP đã vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp: Xã - Huyện - Tỉnh, điển hình là Vĩnh Long đã hoàn chỉnh mô hình xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh). Đối với Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa, đến nay, đã hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa cho 9027 đơn vị cấp xã.

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w