Quan điểm và định hướng phát triển Ngành quản lý đất đai Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 46 - 48)

NAM

I. Quan điểm và định hướng phát triển Ngành quản lý đất đai ViệtNam Nam

1. Quan điểm phát triển

(1) Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, nguồn tài nguyên đất đai của nước ta rất hạn chế, phải đối mặt với nhiều nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng, ngày càng trở nên khan hiếm; vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng phải hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm.

(2)Phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững là định hướng chủ đạo và yêu cầu xuyên suốt trong công tác quản lý đất đai. Việc quản lý, sử dụng đất phải vừa đảm bảo quỹ đất phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quỹ đất sử dụng lâu dài cho các thế hệ mai sau.

(3) Ngành Quản lý đất đai cần được phát triển theo hướng hiện đại hoá trên cơ sở xây dựng mô hình tổ chức tiến tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại.

(4) Đẩy mạnh kinh tế hoá lĩnh vực quản lý đất đai để nâng tầm đóng góp của đất đai và ngành Quản lý đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng thúc đẩy việc vận dụng các quan hệ kinh tế song song với các quan hệ hành chính trong hoạt động quản lý; xã hội hóa cung cấp dịch vụ công; tăng cường sử dụng các công cụ tài chính nhằm nâng cao nguồn thu ngân sách, đảm bảo công bằng trong hưởng thụ các lợi ích từ đất đai.

(5) Con người là trung tâm, là động lực và nhân tố quyết định trong chiến lược phát triển Ngành. Việc đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ ngành Quản lý đất đai vừa có chuyên môn, nghiệp vụ cao vừa đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần, thái độ phục vụ tốt đáp ứng được mọi nhu cầu của phát triển bền vững phải được coi là nhiệm vụ then chốt.

2. Định hướng phát triển

Hoàn thiện hệ thống Quản lý đất đai, phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ quản lý đất đai hiện đại, ngang với mặt bằng các nước phát triển trong khu vực nhằm đảm bảo cân đối quỹ đất đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Chuyển trọng tâm hoạt động của Ngành từ quản lý hành chính đối với tài nguyên đất đai sang quản lý việc kinh doanh tài sản đất đai quốc gia, cung cấp dịch vụ hành chính, pháp lý cho người sử dụng đất và cộng đồng trong quản lý, sử dụng và giao dịch về đất đai. Một số định hướng trọng tâm của Ngành là:

(1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trên nguyên tắc tiếp tục duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đất đai tham gia thị trường bất động sản; đẩy mạnh kinh tế hóa tài nguyên đất; đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội và phát triển bền vững.

(2) Hoàn thiện hệ thống điều tra, đánh giá tài nguyên đất, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu về số lượng, chất lượng, tiềm năng và môi trường đất phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.

(3) Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hiện đại, do một hệ thống cơ quan đăng ký thống nhất thực hiện, với quy trình, thủ tục cơ bản được tự động hóa bằng công nghệ số; triển khai thống nhất trong cả nước hệ thống hồ sơ địa chính dạng số dựa trên cơ sở hệ thống bản đồ địa chính dạng số được chỉnh lý biến động thường xuyên, cơ bản được cập nhật đầy đủ, kịp thời; trong đó, hoàn thành việc xây dựng và vận hành hệ thống hồ sơ địa chính dạng số ở một số tỉnh và thành phố.

(4) Xây dựng hệ thống kiểm kê, thống kê đất đai được tự động hóa dựa trên hệ thống hồ sơ địa chính dạng số được cập nhật chỉnh lý thường xuyên, đầy đủ, đảm bảo cung cấp số liệu thống kê, kiểm kê nhanh chóng và chính xác.

(5) Hoàn thiện hệ thống quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất với vai trò công cụ quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo phân bổ tài nguyên đất đai hợp lý, quản lý và sử dụng đất hiệu quả, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

(6) Hoàn thiện hệ thống các công cụ tài chính, kinh tế đất để điều tiết các quan hệ đất đai và quản lý thị trường bất động sản. Trong đó, hệ thống định giá đất đảm bảo được yêu cầu định giá đất phục các mục địch khác nhau trong quản lý, sử dụng và giao dịch về quyền sử dụng đất; hệ thống phát triển quỹ đất được hoàn thiện về các mặt quy trình chuyên môn, cơ chế và tiềm lực tài chính hợp lý, đáp ứng nhu cầu tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

(7) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đưa công tác quản lý, sử dụng đất theo đúng pháp luật.

(8) Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai thành một bộ phận của Hệ thống Dữ liệu Quốc gia.

(9) Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức; nâng cao năng lực cán bộ ngành Quản lý đất đai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư

trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngang tầm trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực nhằm phát huy cao nhất năng lực thể chế.

Một phần của tài liệu Báo cáo 70 năm ngành quản lý đất đai (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w