hội, bảo vệ môi trường phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Với phần lớn diện tích đất tự nhiên của cả nước đã được giao cho các đối tượng sử dụng là thành tựu lớn nhất của ngành Quản lý đất đai đạt được trong những năm qua. Thông qua việc điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên đất đai, quy hoạch sử dụng đất kết hợp với các chính sách đất đai hợp lý, cũng như các hoạt động cụ thể trong công tác quản lý nhà nước, Ngành đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc sử dụng đất đai hiệu quả, bền vững, chống suy thoái tài nguyên đất và góp phần bảo vệ môi trường.
Thực tiễn cho thấy, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng được sử dụng có hiệu quả, từng bước khắc phục tình trạng manh mún, phân tán trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời hạn chế tình trạng người trực tiếp sản xuất nông nghiệp không còn đất sản xuất do ruộng đất tập trung quá nhiều vào một số cá nhân. Ngoài ra, nhờ áp dụng những chính sách khuyến khích đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vừa khai hoang phục hóa mở rộng diện tích, vừa chú ý các biện pháp cải tạo đất nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng liên tục.
Đối với đất lâm nghiệp, ngành Quản lý đất đai đã cùng với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện Chương trình 327, 661,… đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng kinh tế. Việc giao, khoán đất rừng đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng nghiêm trọng. Đất rừng tự nhiên trong những năm 1980 - 1990 bị suy giảm gần 3 triệu ha, diện tích đất lâm nghiệp còn khoảng 9,4 triệu ha, đến nay diện tích đất lâm nghiệp có rừng đạt độ che phủ trên 40%.
Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp đã được phân bổ để sử dụng phù hợp với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, giải quyết việc làm và đời sống cho hàng triệu lao động; phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường. Diện tích đất chưa sử dụng của cả nước từng bước được khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý, vừa đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng khả năng mở rộng diện tích đất phi nông nghiệp theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp góp phần đảm bảo yêu cầu an toàn lương thực của quốc gia.
Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các quy định thủ tục hành chính ngày càng được hoàn
thiện, đơn giản hóa, đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi, rõ ràng, minh bạch và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi trong việc thu hút nhà đầu tư.