Khái niệm và vai trò của vai trò của thị trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex” ppsx (Trang 87 - 95)

- Doanh thu bán hàng

2.1.3Khái niệm và vai trò của vai trò của thị trường.

NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận

2.1.3Khái niệm và vai trò của vai trò của thị trường.

* Khái niệm:

Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định

của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số

cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể.

Thị trường là nơi mà người mua và người bán tìm đến với nhau thông qua trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết.

Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:

-Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai? -Số lượng bao nhiêu?

-Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào? Còn người tiêu dùng thì biết được

-Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình? -Nhu cầu được thoả mãn như thế nao?

-Khả năng thanh toán ra sao?

Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung - cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở

khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại việc tổ chức và mở rộng

thị trường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ

dẫn đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh.

Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều

tiết thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh tế vốn đã có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền kinh tế rất

Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và của

các doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy

nhiên, hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ

cung cầu theo cơ chế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước.

* Vai trò của thị trường

Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ

thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực

về tư liệu sản xuất, sức lao động, … luôn luôn biến động nhằm đảo bảo các

nguồn lực giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi

của thị trường.

* Đo lường và dự báo nhu cầu của thị trường

Các nhà quản trị của công ty thường nói đến dự báo, ước tính, dự đoán, chỉ

tiêu tiêu thụ và hạn mức. Trong số này có nhiều thuật ngữ không cần thiết.

Những khái niệm chủ yếu trong việc đo lường nhu cầu là nhu cầu của thị trường

và nhu cầu công ty. Trong phạm vi từng khái niệm, ta phân biệt giữa hàm nhu cầu, dự báo và tiềm năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu của thị trường

Khi đánh giá các cơ hội thâm nhập thị trường bước đầu tiên là ước tính tổng

nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên đó không phải là một khái niệm đơn giản và ta sẽ thấy rõ qua định nghĩa sau:

+ Nhu cầu của thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sản

phẩm mà nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định và trong một thời kỳ nhất định với một môi trường nhất định và chương trình Marketing nhất định.

Chỉ có một mức chi phí cho hoạt động nghiên cứu tình hình cung – cầu

hang hóa trên thực tế. Nhu cầu của thị trường tương ứng với mức đó gọi là dự

báo thị trường.

Tiềm năng của thị trường

Dự báo thị trường thể hiện nhu cầu dự kiến của thị trường, chứ không phải

nhu cầu cực đại của thị trường. Sau này ta sẽ phải hình dung được mức nhu cầu

của thị trường đối với mức chi phí Marketing ngành rất "cao", khi mà việc tiếp

tục tăng cường hơn nữa nỗ lực tiếp thị sẽ có tác dụng kích thích nhỏ đối với nhu

cầu. Tiềm năng của thị trường là giới hạn tiệm cận của nhu cầu của thị trường khi

chi phí Marketing ngành tiến đến vô hạn, trong một môi trường nhất định.

Nhu cầu công ty

Bây giờ ta đã sẵn sàng để định nghĩa nhu cầu công ty. Nhu cầu công ty là phần

nhu cầu của thị trường thuộc về công ty.

Qi = SiQ

Trong đó:

Qi = nhu cầu của công ty i

Si = thị phần của công ty i

Q = tổng nhu cầu của thị trường

Phần nhu cầu của thị trường thuộc về công ty phụ thuộc vào chỗ các sản

phẩm, dịch vụ giá cả, thông tin của công ty được nhận thức như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu tất cả những yếu tố khác đều như nhau thì thị phần

của công ty sẽ phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả của các chi phí Marketing của

công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Những người xây dựng mô hình Marketing

đã phát triển và đo lường hàm mức tiêu thụ đáp ứng để thể hiện mức tiêu thụ của

công ty chịu tác động như thế nào của mức chi phí Marketing, Marketing-mix và hiệu quả của Marketing.

Dự báo của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu công ty mô tả mức tiêu thụ dự kiến của mình ứng với các khác nhau

của nỗ lực Marketing. Ban lãnh đạo chỉ còn phải lựa chọn một trong những mức đó. Mức nỗ lực Marketing được chọn sẽ tạo ra mức tiêu thụ dự kiến, gọi là dự

+ Dự báo mức tiêu thụ của công ty là mức tiêu thụ công ty dự kiến căn cứ

vào kế hoạch Marketing đã được chọn và môi trường Marketing đã giả định.

Mối quan hệ nhân quả giữa dự báo và kế hoạch Marketing của công ty rất

hay bị rối loạn. Người ta thường nghe nói rằng công ty cần xây dựng kế hoạch

Marketing của mình trên cơ sở dự báo mức tiêu thụ của công ty. Chuỗi dự báo kế

hoạch chỉ đúng khi dự báo có nghĩa là một ước tính về hoạt động kinh tế của

quốc gia hay khi nhu cầu của công ty là không thể mở rộng được. Tuy nhiên, chuỗi đó sẽ không còn đúng khi nhu cầu của thị trường là có thể mở rộng được

hay khi dự báo có nghĩa là ước tính mức tiêu thụ của công ty. Dự báo mức tiêu thụ của công ty không tạo cơ sở để quyết định phải chi phí bao nhiêu cho

Marketing, nhưng hoàn toàn ngược lại, dự báo mức tiêu thụ là kết quả của một kế

hoạch chi tiêu cho Marketing.

+ Hạn mức tiêu thụ là chỉ tiêu thụ đề ra cho một chủng loại sản phẩm, một

chi nhánh của công ty hay đại diện bán hàng. Nó chủ yếu là một công cụ quản trị để xác định và kích thích nỗ lực tiêu thụ.

Ban lãnh đạo đề ra các hạn mức tiêu thụ trên cơ sở dự báo của công ty và tâm lý của việc kích thích đạt cho được chỉ tiêu đó. Nói chung, hạn mức tiêu thụ được đề ra hơi cao hơn mức tiêu thụ ước tính để cho lực lượng bán hàng phải cố

gắng.

+ Ngân sách bán hàng là con số tính thận trọng khối lượng tiêu thụ dự kiến và được sử dụng chủ yếu để thông qua những quyết định cung ứng hiện tại, sản

xuất và lưu kim.

Ngân sách bán hàng phải tính đến dự báo tiêu thụ và nhu cầu để tránh rủi ro

quá mức. Ngân sách bán hàng nói chung được đề ra hơi thấp hơn so với dự báo

mức tiêu thụ.

Tiềm năng của công ty

Tiềm năng tiêu thụ của công ty là giới hạn tiệm cận của nhu cầu công ty khi

nỗ lực Marketing tăng lên tương đối với các đối thủ cạnh tranh. Đương nhiên,

giới hạn tuyệt đối của nhu cầu công ty là tiềm năng của thị trường. Hai đại lượng

này bằng nhau khi công ty giành được 100% thị trường. Trong hầu hết các trường hợp tiềm năng tiêu thụ của công ty nhỏ hơn tiềm năng của thị trường, cho

tranh. Lý do là, mỗi đối thủ cạnh tranh đều có một số người mua trung thành chí cốt mà những nỗ lực của các công ty khác rất khó có thể bứt họ ra khỏi công ty được.

(Nguồn Nghiên cứu và lựa chọn thị trường; Banhbeo.files.wordpress.com)

2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu:

* Doanh thu: Là một chỉ tiêu tài chính quan trọng đối đối với doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và cả đối với nền kinh tế quốc gia.

Khái niệm: doanh thu (sales) là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản

phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

Có hai loại doanh thu:

- Doanh thu từ bán hàng: doanh thu về bán sản phẩm thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và thu về dịch vụ cho khách hàng thuộc chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp.

- Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc

dịch vụ cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm.

Công thức tính doanh thu bán hàng như sau:

DT =   n i i tt G S 1 ) ( Trong đó:

DT: là doanh thu về bán hàng kỳ kế hoạch.

Stt: là số lượng sản phẩm tiêu thụ của rừng loại hoặc dịch vụ cung ứng

của từng loại trong kỳ kế hoạch.

Gi: giá bán đơn vị sản phẩm.

i: là loại sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng.

Doanh thu từ tiêu thụ khác (hay từ các hoạt động khác), bao gồm:

- Doanh thu do liên doanh, liên kết mang lại.

- Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu về

tiền gởi ngân hàng, lãi về tiền cho vay các đơn vị và các tổ chức khác.

- Thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.

- Thu nhập bất thường như thu tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại.

- Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về thanh lý, nhượng bán về tài sản cố định, giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bán bản quyền

phát minh, sáng kiến, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm.

* Lợi nhuận.

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá

vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận của doanh nghiệp tùy thuộc vào trình độ quản lý của Ban giám

đốc nên chỉ tiêu lợi nhuận rất quan trọng, được thể hiện cụ thể như sau:

- Là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp.

- Là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất

Phương pháp xác định lợi nhuận:

Công thức: P= DTT - (Zsxtt + CPBH + CPQL)

Trong đó:

P: là tổng lợi nhuận hay gọi là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

DTT: doanh thu thuần.

Zsxtt: Giá thành sản xuất (hay giá vốn hàng bán ra) CPBH: Chi phí bán hàng.

CPQL: Chi phí quản lý.

Các phương pháp tăng lợi nhuận:

Việc tăng thêm lợi nhuận rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp thường xuyên tìm mọi biện pháp khai thác tiềm năng trong doanh nghiệp

nhằm đạt mức lợi nhuận hợp lý và cao nhất, bằng các cách sau:

a. Tăng doanh thu:

Bằng cách tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng

sản phẩm, kiểu dáng và bao bì sản phẩm thích hợp thị hiếu người tiêu dùng, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm, thay đổi kết cấu mặt bằng hoặc

giá cả của sản phẩm...

Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tận dụng công

suất máy móc thiết bị, giảm bớt các chi phí thiệt hại cho sản xuất, tiết kiệm chi

phí quản lý...

* Hiệu quả kinh doanh

Khái niệm về hiệu quả:

- Trong kinh tế học tân cổ điển, hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế,

tập hợp các nguồn lực để đạt mức phúc lợi cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định.

Hiệu quả theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người “kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” [theo từ điển Tiếng Việt, trang 440

– viện ngôn ngữ học – 2002].

- Nhà sản xuất phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn

lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tụ ưu tiên cho các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để có hiệu quả thì phải biết sử dụng ba yếu tố: (1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí; (2) Sản xuất với chi phí thấp nhất; (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người.

- Xét về góc độ thuật ngữ chuyên môn thì trong quá trình sản xuất nào

khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người sản xuất thường đề cập đến ba nội dung:

hiệu quả kinh tế, hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân phối.

Hiệu quả kinh tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài

nguyên được thị trường phân phối như thế nào [theo từ điển thuật ngữ kinh tế

học, trang 224 – NXB, từ điển Bách Khoa Hà Nội 2001].

- Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không có hiệu

quả.

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế:

- Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá tị sản xuất của các ngành, các bộ phận

trong các thành phần kinh tế.

- Giá trị tăng thêm và tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ

phận trong các thành phần kinh tế.

- Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận của nền

kinh tế đồng thời còn thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu xã hội về sản phẩm của các

khu vực kinh tế đảm nhận.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

- Các chỉ tiêu trực tiếp

- Tăng tưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người) chung và của từng

ngành trong nền kinh tế.

- Giá thành phẩm, lợi nhuận ròng của từng loại sản phẩm, từng ngành, từng bộ.

- Năng suất lao động của từng ngành, từng loại sản phẩm.

Các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp:

- Vốn và cơ cấu vốn.

- Lao động và cơ cấu lao động.

- Cơ cấu từng loại sản phẩm.

- Năng suất sử dụng máy móc thiết bị.

- Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa.

Hiệu quả kĩ thuật: Hiệu quả kĩ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng

nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thực ra, hiệu

quả kĩ thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi ví, để dạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết họ phải có hiệu quả kĩ thuật. Cụ thể trong trường hợp tối đa hoá lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất mức sản lượng

tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kĩ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex” ppsx (Trang 87 - 95)