- Doanh thu bán hàng
GIỚI THIỆU 1.1 S ự cần thiết của vấn đề nghi ên c ứu.
Thuỷ sản là loại thực phẩm được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích sử
dụng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản phụ thuộc khá chặt chẽ
vào thu nhập, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Thuỷ sản được sản xuất
và tiêu dùng ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng sản lượng thuỷ sản hiện nay
tập trung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Pêru, Chilê, Nhật, Mỹ. Khác với nhiều
mặt hàng thực phẩm khác, thuỷ sản là mặt hàng mang tính thương mại quốc tế khá cao. Trong thương mại thế giới, giá trị buôn bán mặt hàng thuỷ sản chiếm
khoảng gần 10% trong tổng giá trị thương mại hàng hoá.
Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường,
Việt Nam đã lựa chọn chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở chủ động
tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại, tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và xây dựng một nền kinh tế hướng về xuất
khẩu. Từ nhiều năm qua, các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói
chung và sản phẩm của Công ty cổ phần Cafatex nói riêng không ngừng được
phát triển cả về số lượng, chủng loại, sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu,
trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm
giữ vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các sản phẩm thuỷ
sản của Việt Nam còn nhiều bất cập với yêu cầu phát triển. Chẳng hạn, các sản
phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm đông lạnh, giá trị gia tăng của sản
phẩm xuất khẩu thấp....Tất cả những vấn đề đó xuất phát từ những vấn đề chủ
yếu như trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến chưa được
phát triển tốt, do đó chưa tạo ra được những sản phẩm chế biến có chất lượng cao
cho thị trường xuất khẩu, thiếu tính đồng bộ trong hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình tiếp cận
và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ
yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu lại
Cổ phần thủy sản Cafatex” được thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng của mình và nhằm để đẩy mạnh xuất khẩu trong xu thế hội nhập
là rất cần thiết không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp hiện
nay mà còn bởi những thôi thút đòi tăng tích luỹ vốn, tăng thu ngoại tệ đáp ứng
cho nhu cầu nhập khẩu đang tăng mạnh để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá theo hướng xuất khẩu của chính ngành thuỷ sản cũng như của cả nền
kinh tế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu và phân tích hoạt động xuất khẩu của Công
ty cổ phần thủy sản Cafatex qua các năm 2004-2006 để tìm ra sự biến động và nguyên nhân của sự biến động để có biện pháp giải quyết kịp thời để nâng cao
sản lượng cũng như giá trị hàng thủy sản
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích chung về tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2004-2006. - Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thị trường và theo sản phẩm để phát
hiện ra thị trường chủ lực và sản phẩm chủ yếu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu.
- Đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn của công ty nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Việc phân tích thị trường xuất khẩu tác động như thế nào đến doanh
nhiệp?
- Những vấn đề mà doanh nghiệp đang băn khoăn hiện nay là gì: nguồn
nguyên liệu, lao dộng, kĩ thuật, công nghệ, trình độ quản lý ?
- Doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nào để tăng cường sức cạnh
tranh cũng như uy tín trên thương trường quốc tế?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Không gian: bài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở những thông tin,
số liệu tại Công ty cổ phần thủy sản Cafetex.
1.4.2 Thời gian: Các số liệu cần phân tích được tổng hợp qua 3 năm 2004-2006. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/02/2008 đến ngày 24/05/2008. 2006. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/02/2008 đến ngày 24/05/2008.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty như tôm đông block, cá đông block.
- Những thị trường chính mà Công ty xuất sang.
- Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu.
1.5 Lược khảo tài liệu.
- Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu và các biện pháp thúc đẩy xuất
khẩu thuỷ sản tại Công ty hải sản 404 qua 3 năm 2004-2006, tác giả Trương Cẩm
Tú – Lớp Ngoại thương 2 K29. Nội dung: phân tích tình hình xuất nhập khẩu
khẩu của Công ty qua các năm, phân tích các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến
tình hình xuất nhập khẩu như: nhu cầu, thói quen tiêu dùng của nước nhập khẩu, luật pháp, tình hình cạnh tranh, … và các nhân tố bên trong như vấn đề nguồn
nguyên liệu, máy móc thiết bị, trình độ công nhân viên, cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong nước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát
triển của Công ty trong những năm qua và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường
hoạt động này trong tương lai.
- Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Anh năm
2007, tác giả Mai Hồng Quang – Lớp QTKDTH K29. Nội dung: phân tích tình hình của Công ty qua các năm 2004-2006, các nhân tố ảnh hưởng đến Công ty,
sử dụng các phương pháp dự báo, ma trận SWTO để tìm ra điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức nhằm giúp cho Công ty có những biện pháp để phản ứng
Chương 2