BIỂU ĐỒ 6: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT CỦA CAFATEX NĂM 2004-

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex” ppsx (Trang 58 - 60)

- Doanh thu bán hàng

2. Doanh thu hoạt động

BIỂU ĐỒ 6: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT CỦA CAFATEX NĂM 2004-

CAFATEX NĂM 2004-2006 ĐVT: Tấn 0 500 1000 1500 2000 2500 2004 2005 2006 Sản lượng

BIỂU ĐỒ 7: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT CỦA CAFATEX NĂM 2004-2006 ĐVT: 1000 USD 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2004 2005 2006 Gía trị

Mặc dù, giá trị xuất khẩu của các năm sau thấp hơn so với các năm trước nhưng tỷ trọng lại đạt cao hơn là do sự cạnh tranh giữa công ty Cafatex với các

doanh nghiệp trong nước như Caminex, Cataco, Seaprodex, …và do sự cạnh

tranh với các doanh nghiệp ở những nước ngoài như Singapore, Thái Lan,

Malaysia, Ấn Độ, Bangladesh,…Thêm vào đó, thói quen tiêu dùng của người

Nhật lại thay đổi: theo truyền thống thì người Nhật thích dùng tôm sú nhưng nay

họ chuyển sang dùng tôm thẻ chân trắng. Tuy rằng sự thay đổi này ảnh hưởng rất

lớn đối với Công ty nhưng lại là một cơ hội cho Công ty tự đổi mới mình, cần

phải làm phong phú thêm các mặt hàng của mình để có thể tăng cường sức cạnh

tranh. Vì vậy, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản đã bị chậm

lại và không ổn định.

Nhìn chung, so với các thị trường xuất khẩu khác thì thị trường Nhật Bản

chiếm một vị trí quan trọng đối với Công ty. Do đó, công ty Cafatex cần phải làm

tăng tỷ trọng các mặt hàng như tôm sống, cá ngừ tươi, đông lạnh, các đặc sản khác và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thông

tin thị trường, tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở

các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của

thị trường Nhật. Đồng thời, phải tìm nhiều phương pháp tốt nhất nhằm giữ vững

và ổn định được thị trường Nhật Bản để có thể xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường này nhiều hơn nữa.

Qua phân tích trên ta thấy rằng mặc dù Nhật Bản là thị trường rộng lớn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng tương đối

lớn nhưng Công ty vẫn chưa phải là bạn hàng lớn của thị trường này. Bởi vì, hiện

nay một số thị trường khác cũng đang tìm mọi cách để xuất khẩu hàng sang Nhật như Thái Lan, Trung Quốc,…và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn của

Công ty mà Công ty cần phải quan tâm. Như vậy, ta có thể khẳng định rằng thị trường Nhật Bản là thị trường có tiềm năng lớn trong việc nhập khẩu thủy sản.

Thị trường Mỹ: Tuy là thị trường đầy tiềm năng đối với tình hình xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng thị trường Mỹ thường xuyên biến động, không ổn định và đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Giá trị kim ngạch

xuất khẩu năm 2004 đạt 33.734,50 (1000 USD) chiếm 39,49%, năm 2005 giá trị

kim ngạch xuất khẩu là 26.784,25 (1000 USD) và chiếm tỷ trọng 41,44% trong

tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đến năm 2006, thì giá trị kim ngạch xuất

khẩu chỉ còn có 2.285,38 (1000 USD), giảm đi một khoảng cao và tỷ trọng lúc

bấy giờ chỉ còn là 4.43%.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex” ppsx (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)