Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 32 - 35)

13 Điều 63d, Dự thảo sửa đổi luật HN&GĐ năm 2000.

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định rõ ràng tại Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó:

- Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

Điều này là hoàn toàn hợp lý. Vì đứa trẻ này là do người phụ nữ mang thai hộ mang nặng, đẻ đau suốt “9 tháng 10 ngày” nên họ cũng là người hiểu hơn ai hết thai nhi cần những gì và nên chăm sóc như thế nào, đồng thời chồng của họ - người đã đồng ý cho vợ mình mang thai hộ cũng đương nhiên được hưởng quyền như vậy. Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định rõ về thời điểm chấm dứt quyền, nghĩa vụ chăm sóc con như cha mẹ của cặp vợ chồng mang thai hộ là từ thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Bên cạnh đó, đây cũng là nghĩa vụ được đặt ra nhằm đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi được chăm sóc một cách tốt nhất, tránh những trường hợp vì không phải con ruột của mình mà bên mang thai hộ bỏ mặc, không quan tâm đến đứa trẻ.

Ngoài ra, trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, dù đứa trẻ được phát triển và sinh ra từ bụng của người mẹ mang thai hộ nhưng đứa trẻ này vốn là con ruột – mang gen di truyền của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, do đó, khi bên mang thai hộ sinh đứa trẻ ra phải có nghĩa vụ giao đứa trẻ đó cho bên nhờ mang thai hộ.

- Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

Chế độ dinh dưỡng, sự quan tâm, chăm sóc, tình trạng sức khỏe của người mang thai hộ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Do đó để

thai nhi có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh, người phụ nữ mang thai hộ phải có nghĩa vụ tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế. Từ đó, giúp thai nhi tránh được các hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, góp phần nâng cao chất lượng dân số và đảm bảo hiệu quả của hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

- Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Trong thực tế, việc khuyến cáo của các cơ quan y tế về những việc mà thai phụ phải thực hiện trong suốt quá trình mang thai có thể được thai phụ thực hiện tốt nhưng cũng không có ít trường hợp họ không thực hiện. Vậy nên, để bên mang thai hộ thực hiện điều này một cách nghiêm túc và tốt nhất, cũng như để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thì cần có sự hỗ trợ của bên nhờ mang thai hộ. Vì vậy, bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Dù vậy, việc mang thai hộ này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của người mang thai hộ và họ cũng có quyền được quyết định những việc liên quan đến bản thân mình nên trong trường hợp vì lý do ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

- Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;

Dù là mang thai và sinh con ruột của mình hay mang thai hộ và sinh con giúp người khác thì những người phụ nữ cũng đều phải trải qua một quá trình vất vả, gian lao và rất cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước. Vì vậy, chỉ cần người phụ nữ mang thai, kể cả là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì đều được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội. Theo quy định của BLLĐ năm 2019, người lao động nữ khi mang thai sẽ được hưởng một số chế định ưu tiên nhằm đảm bảo sức khỏe và thu nhập như: người sử dụng lao động không được được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động; lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của lao động nữ khi sinh con, BLLĐ năm 2019 còn quy định: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 06 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì con thứ 02 trở đi, mỗi con được nghỉ thêm một tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh là 02 tháng, hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một khoảng thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động; trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của Luật BHXH…Việc quy định những quyền lợi như vậy cho người phụ nữ mang thai là nhằm tạo điều kiện bảo đảm sức khỏe cho họ cũng như bảo đảm được những thu nhập cần thiết để chi trả cho cuộc sống hằng ngày khi người lao động nữ mang thai và sinh con.

Bên cạnh đó, vì đứa trẻ này không phải con mang dòng máu của vợ chồng người mang thai hộ, cũng như sau đó họ sẽ phải giao đứa trẻ lại cho bên nhờ mang thai hộ nên dĩ nhiên đứa con được sinh ra do mang thai hộ không được tính vào số

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w