Điể ma Khoả n1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014.

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 50 - 52)

tác giả thì độ tuổi phù hợp để người phụ nữ được phép mang thai hộ là từ đủ 20-35 tuổi. Ở độ tuổi này, người phụ nữ đã hoàn thiện được tâm sinh lý, chịu được những áp lực trong quá trình mang thai đồng thời cũng đủ điều kiện sức khỏe để việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được diễn ra tốt nhất.

Thứ ba, trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng

ý bằng văn bản của người chồng. Theo nguyên tắc áp dụng kỹ thuật mang thai hộ thì bên mang thai hộ tự nguyện và quyết định theo ý chí của mình, không ai được ép buộc, ngăn cản… Điều kiện người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng không nhằm mục đích hạn chế việc tự nguyện mang thai hộ của người phụ nữ mang thai hộ mà điều đó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, cùng sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ nhau trong quan hệ hôn nhân của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, trong trường hợp người chồng mất năng lực hành vi dân sự, không làm chủ được nhận thức và hành vi của mình thì không thể xác định được người chồng có thật sự đồng ý cho vợ mình mang thai hộ được. Vì vậy, tác giả kiến nghị sửa đổi điều kiện này theo hướng “Phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng trừ trường hợp chồng của người mang thai hộ bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi

* Về điều kiện của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Một trong những điều kiện để vợ chồng có quyền nhờ mang thai hộ là vợ chồng đang không có con chung. Nếu trong trường hợp, vợ hoặc chồng đã có con riêng nhưng trong quan hệ hôn nhân hiện tại lại không có con chung thì vẫn thuộc đối tượng được quyền nhờ mang thai hộ. Nhưng nếu vợ và chồng đều không có con riêng nhưng đã có con chung mà đứa trẻ lại mắc các bệnh lý như Down, Edwards, … hoặc bị khuyết tật do trong quá trình sinh nở phải can thiệp sản khoa và cũng vì sự can thiệp của kỹ thuật đó mà người mẹ bắt buộc phải cắt tử cung không thể mang thai và sinh con thêm lần nào nữa thì lại không được quyền nhờ mang thai hộ vì họ đã có con chung. Điều này là hoàn toàn không phù hợp trong thực tế. Vì vậy, tác giả kiến nghị ngoài quy định vợ chồng có quyền nhờ mang thai hộ là vợ chồng đang không có con chung cần quy định thêm trong trường hợp vợ chồng đã có con chung nhưng đứa trẻ bị khuyết tật do sự can thiệp sản khoa hay mắc các bệnh lý: Down, Edwards,… và người vợ không thể mang thai và sinh con trong lần tiếp theo thì vẫn

được quyền nhờ mang thai hộ. Quy định như vậy nhằm góp phần duy trì hạnh phúc của gia đình đồng thời giảm gánh nặng cho xã hội đối với đứa trẻ khuyết tật đó khi cha mẹ không may không còn nữa. Lúc này, người em sinh ra từ mang thai hộ sẽ đương nhiên là người giám hộ, có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng người anh, người chị bị bệnh tật.

Thêm nữa, cần đảm bảo được sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ “đang không có con chung” của Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản quy định có liên quan. Cụ thể là Điều 14, Nghị định 10/2015/NĐ-CP đang sử dụng thuật ngữ “chưa có con chung”. Như đã phân tích thì hai thuật ngữ này có cách hiểu khác nhau, vậy nên cần phải chỉnh sửa thuật ngữ đang được sử dụng tại Điều 14, Nghị định 10/2015/NĐ-CP thành “đang không có con chung” để bảo đảm sự chính xác và thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật.

* Về nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2014 thì bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có một quy định cụ thể nào ghi nhận “chi phí thực tế” là những chi phí gì. Luật HN&GĐ năm 2014 cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại28, do đó, chi phí thực tế này không đồng nghĩa với lợi ích kinh tế, vật chất mà bên mang thai hộ được nhận từ việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đồng thời, “chi phí thực tế” này cũng không chỉ là những khoản chi phí y tế theo quy định của Bộ Y tế. Việc quy định chi phí thực tế chỉ là những khoản chi phí y tế thì quyền lợi của người mang thai hộ bị ảnh hưởng rất lớn. Trong quá trình mang thai hộ, ngoài những khoản chi phí y tế như tiền thuốc, chi phí chi trả cho quá trình áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm… thì còn những khoản chi phí liên quan đến việc ăn uống bồi dưỡng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng người mang thai hộ, những chi phí đi lại trong quá trình thăm khám hoặc trong quá trình mang thai hộ, do vấn đề thai ngén, tình trạng thai nhi quá yếu hay tai biến sản khoa nên người mang thai hộ

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w