Xử lý hành vi vi phạm liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 39 - 42)

17 Khoả n1 Điều 30; Điều 31 Luật Hộ tịch năm 2014.

2.5.2. Xử lý hành vi vi phạm liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Điều 100, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định về việc xử lý hành vi vi phạm về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo “Các bên trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vi phạm điều kiện, quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự”. Các bên trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở đây bao gồm: bên mang thai hộ; bên nhờ mang thai hộ và đơn vị hỗ trợ sinh sản.

Thứ nhất, xử lý hành vi vi phạm về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo

trách nhiệm hành chính.

Trước đây, bởi vì mãi đến năm 2015, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới được công nhận ở Việt Nam nên không có quy định cụ thể về chế tài hành chính xử lý các hành vi vi phạm về mang thai hộ. Nên nếu các bên trong quan hệ mang thai hộ thực hiện hành vi có lỗi, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính thì chỉ có thể căn cứ vào các quy định chung chung trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 33 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để xử lý. Tuy nhiên, cũng chính Khoản 3, Điều 33 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính với hành vi thực hiện kỹ thuật mang thai hộ nên việc áp dụng Nghị

định này để xử lý hành vi vi phạm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng không hợp lý. Bởi lẽ, Nghị định 176/2013/NĐ-CP là nội dung được ban hành trong bối cảnh Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định số 12/2003/NĐ-CP đang có hiệu lực, mang thai hộ đang bị cấm dưới mới mọi hình thức ở Việt Nam.

Hiện nay, chế tài hành chính xử lý các hành vi vi phạm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã có một bước tiến mới khi Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã được ban hành và thay thế cho Nghị định 176/2013/NĐ-CP, có hiệu lực từ 15/11/2020. Cụ thể, Điều 43 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định một số mức phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đó là:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Người tư vấn về y tế cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là bác sỹ chuyên khoa sản; b) Người tư vấn về tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên; c) Người tư vấn về pháp lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là người có trình độ cử nhân luật trở lên; d) Tư vấn cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ, trừ trường hợp không phải tư vấn theo quy định của pháp luật; b) Không tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho người mang thai hộ, trừ trường hợp không phải tư vấn theo quy định của pháp luật; c) Không ký, ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc và ngày tư vấn vào bản xác nhận nội dung tư vấn.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp tên tuổi, địa chỉ hoặc hình ảnh của vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận; b) Không bảo đảm điều kiện sau khi đã được công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

- Còn có hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, trước Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (có hiệu lực từ ngày 1/9/2020) cũng có quy định về xử lý hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại. Cụ thể, theo Điều 60 Nghị định này thì các hành vi vi phạm quy định về sinh con sẽ bị xử phạt như sau: “(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại. (2) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Thứ hai, xử lý hành vi vi phạm về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo

trách nhiệm dân sự.

Hành vi vi phạm về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bị xử lý theo trách nhiệm dân sự chủ yếu là những hành vi vi phạm đến thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, quyền và nghĩa vụ của các bên và những thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi vi phạm gây ra.

Pháp luật dân sự cũng chưa có quy định cụ thể về vấn đề mang thai hộ, vì vậy nếu có vi phạm xảy ra thì vẫn áp dụng các quy định về trách nhiệm dân sự để giải quyết. Bên cạnh đó, khi xử lý cũng cần vận dụng các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như các văn bản hướng dẫn để giải quyết các vấn đề nhân thân liên quan đến các bên chủ thể trong việc mang thai hộ. Ví dụ, nếu trong quá trình mang thai hộ, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức

khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác mà gây thiệt hại cho người khác thì phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Tòa án sẽ căn cứ vào quy định tại Chương XX BLDS năm 2015 để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu trên thực tế có thiệt hại xảy ra trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Thứ ba, xử lý hành vi vi phạm về mang thai hộ vì mục đích thương mại theo trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 187 BLHS năm 2015 thì người nào có hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại18 sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với. Trong trường hợp tổ chức mang thai hộ đối với 02 người trở lên; phạm tội 02 lần trở lên; lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể thấy, BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể hình phạt và mức phạt đối với hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Ngoài ra, nếu trong trường hợp đơn vị hỗ trợ sinh sản vi phạm thì có thể căn cứ vào Điều 315 BLHS năm 2015: “Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” để xử lý.

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 39 - 42)

w