Nguyễn Hưởng, Huy Thanh, “Triệt phá đường dây mang thai hộ giá tới 500 triệu đồng/lần”,

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 47 - 50)

https://nld.com.vn/phap-luat/triet-pha-duong-day-mang-thai-ho-gia-toi-500-trieu-dong-lan- 20210106164403199.htm, truy cập vào ngày 3/4/2021.

Có thể thấy, điểm chung của các vụ việc này là các bị cáo đã tổ chức mang thai hộ “chui” khi tìm đối tượng nhờ mang thai hộ và đối tượng mang thai hộ đều qua các trang mạng xã hội và có nhiều thủ đoạn tinh vi để có thể qua mặt cơ quan chức năng như làm giả giấy tờ hay “tráo người” (tức là hồ sơ của các mẹ bầu sẽ là tên và thông tin của người cần mang thai hộ, tuy nhiên, khi đi khám và làm thủ tục để sinh sản thì sẽ tráo người thay thế). Số tiền của một phi vụ mang thai hộ ít thì là 400 triệu, nhiều là 700 triệu đồng hoặc thậm chí nhiều hơn, tức là cao gấp 10 lần so với chi phí mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở các cơ sở y tế có thẩm quyền. Điều này cho thấy, mang thai hộ vì mục đích thương mại thực sự là một thị trường “siêu lợi nhuận”, bởi số tiền kiếm được cao hơn bất cứ một ngành nghề kinh doanh đơn lẻ hợp pháp nào khác hiện nay.

Có thể thấy, quan hệ mang thai hộ “biến chất”, không diễn ra trong khuôn khổ pháp luật xảy ra khá nhiều trên thực tế và tình trạng môi giới “đẻ thuê” diễn ra tràn lan trên mạng internet dẫn đến rất nhiều tranh chấp và hậu quả đáng tiếc về tài sản, tính mạng. Để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng này đòi hỏi nhiều thời gian và pháp luật cần có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

3.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ vì mục đíchnhân đạo ở Việt Nam nhân đạo ở Việt Nam

Từ những năm 2000, Việt Nam là một trong những nước áp dụng thành công kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF – In Vitro Fertilisation). Phương pháp này đã mang lại niềm hi vọng cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, đem lại niềm vui cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, nó chỉ có thể áp dụng cho các cặp vợ chồng không thể mang thai một cách bình thường, còn những cặp vợ chồng khác, những người bị dị tật hoặc có vấn đề về sức khỏe thì bản thân họ không thể áp dụng phương pháp này, mặc dù họ có đủ điều kiện để trở thành cha mẹ. Mãi đến khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hợp pháp hóa đã đem lại niềm hi vọng trở thành cha mẹ cho nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, có thể thấy vẫn còn những trường hợp ngoài thực tế vì quy định hiện hành không phù hợp nên họ tìm cách “lách luật”, “trốn luật” dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cả về tài sản lẫn sức khỏe. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật trở thành vấn đề rất cấp thiết.

Việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề mang thai hộ có ý nghĩa đáng ghi nhận:

Thứ nhất, pháp luật có hoàn thiện thì mới có thể tạo khung pháp lý an toàn

trong các giao dịch mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và có cơ chế, hướng xử lý thích hợp khi có sự vi phạm, đặc biệt là xử lý việc mang thai hộ vì mục đích thương mại; giúp các cơ quan chức năng có thể kiểm soát được một phần nào đó thực trạng mang thai hộ hiện nay.

Thứ hai, pháp luật về mang thai hộ hoàn thiện thì việc bảo vệ quyền lợi của

phụ nữ và trẻ em, tránh tình trạng lạm dụng phụ nữ để phục vụ cho các dịch vụ đẻ thuê một cách tràn lan sẽ được tốt hơn.

Thứ ba, khi được pháp luật điều chỉnh thì các bên sẽ có cơ sở pháp lý chặt

chẽ hơn để ràng buộc lẫn nhau, tránh tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến hành vi mang thai hộ “biến chất” hay những tranh chấp liên quan đến những nội dung thỏa thuận mang thai hộ… góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

3.3. Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ vì mụcđích nhân đạo đích nhân đạo

* Về điều kiện của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Thứ nhất, Điểm a Khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định

người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Như đã phân tích, hiện nay khái niệm “người thân thích cùng hàng” Nghị định 10/2015/NĐ-CP và khái niệm “người thân thích” trong Luật HN&GĐ năm 2014 đang có sự không thống nhất. Đồng thời, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định chỉ cần là người thân thích cùng hàng thì được mang thai hộ mà không xác định “giới tính” của người mang thai hộ. Mặc dù những người là anh, em trai của người chồng hoặc người vợ thì không thể mang thai được.

Do đó, theo tác giả pháp luật hôn nhân và gia đình cần điều chỉnh quy định người thân thích cùng hàng được phép mang thai hộ theo hướng: “Người thân thích

cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Chị, em gái cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; chị, em gái con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ”. Tuy nhiên, việc quy định như vậy dẫn đến quyền làm cha mẹ của cặp vợ chồng vô sinh bị hạn chế. Với chính sách kế hoạch hóa gia đình hiện nay, mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con, từ đó có thể dẫn đến trường hợp gia đình không có anh em ruột hoặc có nhưng lại là anh trai hoặc em trai. Mặc dù, cặp vợ chồng này có thể nhờ đến chị họ hoặc em gái họ của mình. Nhưng để được mang thai hộ lại phải đáp ứng điều kiện đã từng sinh con và được sự đồng ý của người chồng thì việc tìm được người thân thích cùng hàng đồng ý mang thai hộ là vô cùng khó khăn.

Thứ hai, về độ tuổi của người được nhờ mang thai hộ

Điểm c Khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định “người nhờ mang thai hộ phải ở độ tuổi phù hợp” mà không quy định một độ tuổi cụ thể và cũng không có văn bản hướng dẫn nào quy định người phụ nữ nằm trong độ tuổi bao nhiêu là phù hợp. Quy định như trong luật hiện nay là một kẽ hở để các bên trong quan hệ mang thai hộ lạm dụng khi xem xét điều kiện mang thai hộ. Do vậy, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, các nhà lập pháp cần ban hành một quy định cụ thể về độ tuổi mang thai hộ phù hợp với sự phát triển về thể chất và tinh thần của người phụ nữ Việt Nam.

Pháp luật một số nước trên thế giới cũng đã có những quy định cụ thể về độ tuổi của người phụ nữ được phép mang thai hộ. Có thể kể đến, pháp luật Nga, bên mang thai hộ phải từ 20 đến 35 tuổi25. Luật Hướng dẫn công nghệ hỗ trợ sinh sản năm 2010 của Ấn Độ quy định người mang thai hộ phải nằm trong độ tuổi từ 21 đến 3526 …

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, độ tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên27. Hơn nữa, một trong những điều kiện của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là đã từng sinh con. Do đó, theo quan điểm của

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w