Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 35 - 36)

13 Điều 63d, Dự thảo sửa đổi luật HN&GĐ năm 2000.

2.4. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

kế hoạch hóa gia đình.

- Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Quyền này tương ứng với nghĩa vụ không được từ chối nhận con của bên nhờ mang thai hộ.

2.4. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhânđạo đạo

Xác định cha, mẹ, con là một chế định quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình. Nó giúp đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên, đặc biệt là trẻ em cũng như góp phần ổn định mối quan hệ gia đình. Việc xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tại Điều 94, cụ thể là “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Ngoài ra, Khoản 2 Điều 26 BLDS năm 2015 cũng quy định rõ cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Do đó, người nhờ mang thai hộ mặc nhiên được công nhận là cha mẹ của đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Như vậy, có thể thấy căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo dựa trên yếu tố huyết thống chứ không dựa vào hành vi sinh nở trực tiếp. Trong trường hợp mang thai hộ, bên mang thai hộ chỉ là bên được nhờ giúp đỡ mang thai và sinh con vì bên nhờ mang thai hộ không có khả năng tự mình mang thai và sinh em bé, chứ không có bất kỳ mối quan hệ huyết thống nào với đứa bé. Còn đứa trẻ này là được hình thành từ sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, nên đương nhiên sẽ mang huyết thống của bên nhờ mang thai hộ.Vì thế, đứa trẻ được sinh ra là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, đồng thời cũng không có mối liên hệ pháp lý nào với người phụ nữ mang thai hộ. Quy định như vậy là hợp lý, bởi lẽ mục đích của mang thai hộ là giúp cho cặp vợ chồng hiếm muộn, không thể có con kể cả khi đã áp dụng

kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể được làm cha mẹ, còn bên mang thai hộ chỉ vì mục đích nhân đạo, giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ mà không phải vì muốn làm mẹ. Quy định về nguyên tắc xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là cần thiết và tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định tư cách chủ thể của các bên.

Kể từ thời điểm con sinh ra nhờ mang thai hộ và được xác định là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ thì các quyền và nghĩa vụ cha, mẹ con giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và đứa con được sinh ra sẽ phát sinh. Vì vậy, vợ chồng nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho đứa bé. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, do đó, từ khi đứa trẻ mới sinh ra, việc xác định cha mẹ dựa vào nội dung của Giấy khai sinh. Khoản 1 Điều 101 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. Cơ quan đăng ký hộ tịch trong trường hợp đăng ký khai sinh không có yếu tố nước ngoài là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh14. Còn thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 16 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Theo đó, bên nhờ mang thai hộ phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh kèm theo văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Việc quy định như vậy là để chứng minh tư cách chủ thể thực hiện việc khai sinh của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cho đứa trẻ được sinh ra vì trong giấy chứng sinh khi trẻ được sinh ra chỉ có tên của bên mang thai hộ. Thêm nữa, trường hợp không có giấy chứng sinh thì cần nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo họ tên của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w