THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 44 - 47)

17 Khoả n1 Điều 30; Điều 31 Luật Hộ tịch năm 2014.

THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

ĐÍCH NHÂN ĐẠO Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1.Thực tiễn thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam trong những năm qua

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực pháp luật và được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Trong những năm đầu, Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh là ba cơ sở y tế duy nhất được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên nhu cầu mang thai hộ ngày càng tăng mà khả năng đáp ứng của các bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo lại thấp, vì vậy năm 2017 và năm 2019, Bộ Y tế đã công nhận thêm hai cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh là Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức và Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đủ tiêu chuẩn để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Trong năm đầu tiên khi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được công nhận và đi vào thực tiễn, tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia (Hà Nội) đã duyệt 60 hồ sơ, trong đó đã thực hiện 46 ca; tại Trung tâm hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ (thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã có 33 hồ sơ từ các cặp vợ chồng hiếm muộn và đủ điều kiện mang thai hộ và đã thực hiện 19 ca19. Theo thống kê vào năm 2019, mỗi năm nước ta có khoảng từ 500-700 trường hợp có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Chi phí một lần thực hiện mang thai hộ khoảng 2.000-3.000 USD, tương đương 60-70 triệu đồng đối với các ca khó; ca bình thường thì chi phí khoảng từ 40 - 45 triệu đồng.20

Bệnh viện Phụ sản Trung ương - cơ sở duy nhất ở miền Bắc - được Bộ Y tế cấp phép triển khai kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng cho biết rằng đúng là nhu cầu thực từ xã hội có tăng lên nhiều sau khi nghị định được ban hành, số lượng bệnh nhân tìm đến bệnh viện ngày một đông. Trong năm 2019, chỉ tính riêng tại trung tâm, số lượng hồ sơ nộp về để xét duyệt mang thai hộ đã có từ 90 - 100 hồ

19 Xem: https://dangcongsan.vn/thoi-su/ca-mang-thai-ho-dau-tien-o-viet-nam-duoc-sinh-mo-thanh-cong-367766.html, truy cập ngày 24/3/2021. 367766.html, truy cập ngày 24/3/2021.

20 Xem: https://suckhoedoisong.vn/nhung-co-so-y-te-nao-o-nuoc-ta-duoc-thuc-hien-ky-thuat-mang-thai-ho-n159247.html, truy cập ngày 24/3/2021. n159247.html, truy cập ngày 24/3/2021.

sơ21. Tuy nhiên, các điều kiện quy định trong nghị định rất chặt chẽ, từ quy định về y tế đến yêu cầu về người được mang thai hộ, vì vậy, hàng chục hồ sơ cũng chỉ một hồ sơ được xét duyệt.

Như vậy, hiện nay số hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gửi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật không nhiều. Con số trên là quá ít so với nhu cầu nhờ người mang thai hộ của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Khó khăn lớn nhất mà các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ gặp phải trong quá trình mang thai hộ đó là việc tìm người thân thích cùng hàng để nhờ mang thai hộ và việc hoàn chỉnh một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Việc đáp ứng điều kiện người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng với người nhờ mang thai hộ không chỉ gây khó khăn trong việc tìm kiếm mà trong việc chứng minh mối quan hệ này cũng hết sức phức tạp và mất nhiều thời gian.

Mặc dù, việc thông qua hồ sơ để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là rất khó khăn và hồ sơ thông qua được cũng không nhiều nhưng sau 5 năm tổ chức triển khai Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, từ năm 2015 - 2020, cũng đã có hơn 400 trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thành công và đã giúp những gia đình hiếm muộn hoàn thành ước mơ được làm cha, làm mẹ22. Những đứa trẻ sinh ra do mang thai hộ cũng có sức khỏe ổn định và phát triển bình thường. Tuy số lượng các trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thành công còn ít so với nhu cầu nhờ mang thai hộ của các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, nhưng đây cũng được coi là thành tựu trong việc hợp pháp hóa mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, cũng vì việc được thông qua hồ sơ để mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khá khó khăn và tồn thời gian, nên một số cặp vợ chồng hiếm muộn đã chọn hình thức “đẻ thuê”, mang thai hộ vì mục đích thương mại. Ngày nay, việc tìm các dịch vụ đẻ thuê là vô cùng dễ dàng, chỉ cần lên Internet và gõ từ “dịch vụ đẻ thuê” thì sẽ thấy hàng loạt các trang dịch vụ đăng tải với nhiều gói dịch vụ “mời gọi” khách hàng. Chẳng hạn như “Team Đẻ Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương”,

21 Xem: https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/xam-nhap-mang-luoi-de-thue-mang-thai-ho-839000.ldo, truy cập ngày 24/3/2021. truy cập ngày 24/3/2021.

22 Xem: https://dangcongsan.vn/phap-luat/co-nen-noi-cac-quy-dinh-ve-mang-thai-ho-549381.html, truy cập vào ngày 24/3/2021. vào ngày 24/3/2021.

“Mang thai hộ - hiến trứng - tinh trùng - hiếm muộn”, những trang hội nhóm công khai vì mục đích nhân đạo. Hay chỉ cần click chuột vào “tìm người đẻ thuê ở Hà Nội” trên Google trong chưa đầy 1 giây lập tức hiện lên khoảng 2.690.000 kết quả. Hay gõ “dịch vụ đẻ thuê” trên Google sẽ thấy hàng triệu kết quả, trong đó không thiếu những phụ nữ vô sinh cần tìm người mang thai hộ được đăng tải trên webtretho: “Vợ chồng tôi lấy nhau một năm nay, muốn sinh em bé nhưng không có trứng nên muốn tìm người đẻ thuê/mang thai hộ ở Hà Nội. Nếu bạn nào giúp được xin liên lạc không - một hai - ba 859... Xin cảm ơn đã đọc tin này!”.Thậm chí, tài khoản Facebook có tên B.B còn đăng tin: “Em thật tâm muốn mang thai hộ cho những gia đình hiếm muộn và mang thai trực tiếp vì em thấy trực tiếp nó dễ dàng hơn là đi cấy, kiêng khem đủ thứ và tốn kém. Chi phí do hai bên thỏa thuận và ứng trước 30% số tiền trước khi làm”.

Chính vì các dịch vụ “đẻ chui, đẻ thuê” có thể tìm thấy tràn lan ở trên mạng internet, nên dẫn đến càng nhiều trường hợp những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn vì muốn có con nhanh chóng mà bất chấp tìm đến dịch vụ trái phép này. Đây được gọi là những trường hợp mang thai hộ “biến chất”, không đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Ngoài các cặp vợ chồng hiếm muộn nhưng không đáp ứng điều kiện của pháp luật về mang thai hộ, còn có người đồng tính không được pháp luật cho phép nhờ người khác mang thai hộ tham gia vào quan hệ mang thai hộ này. Các bên tham gia quan hệ mang thai hộ “biến chất” này có thể thỏa thuận bằng lời nói về việc mang thai hộ hoặc tồn tại một hợp đồng dịch vụ trong đó thỏa thuận về khoản tiền thù lao bên mang thai hộ được nhận, quyền và nghĩa vụ của các bên một cách rõ ràng… Tuy nhiên, hợp đồng dịch vụ này bị Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm vì đó là trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại. Do đó, khi các bên thực hiện mang thai hộ không đúng quy định của pháp luật, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, những tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận mang thai hộ, vấn đề giao nhận con, thanh tóan chi phí… có thể phát sinh nhưng lại không thể khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình.

Những năm gần đây, các vụ án liên quan đến mang thai hộ vì mục đích thương mại đang có chiều hướng gia tăng. Không ít các đường dây mang thai hộ vì

mục đích thương mại, có tổ chức đã bị phát hiện và xử lý. Một vụ án mới vừa được ghi nhận vào ngày 30/3/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa (TP Hà Nội) cho biết đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố đối với Trần Thị Huyền (SN 1982, trú tại thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, Yên Bái) về hành vi Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại23. Theo điều tra, Huyền đã tổ chức 6 vụ mang thai hộ vì mục đích thương mại. Cụ thể từ năm 2018, qua tìm hiểu trên mạng xã hội và biết nhiều người có nhu cầu mang thai hộ, Huyền đã nảy sinh ý định tìm những người có nhu cầu thuê người mang thai hộ và người nhận "đẻ thuê" để kết nối họ lại với nhau. Huyền lên mạng xã hội vào các hội nhóm và đăng bài "tìm người mang thai hộ....". Sau khi bắt mối thành công, Huyền sẽ đứng ra sắp xếp trọn gói, mỗi phi vụ sẽ giao dịch khoảng 400 triệu đồng đối với thai đơn. Trong đó, người nhận mang thai hộ được hưởng 200 triệu đồng đến 230 triệu đồng, tiền Huyền sử dụng để chăm sóc trong quá trình thai sản và Huyền được hưởng lợi khoảng 50 triệu đồng. Một vụ án khác về tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại cũng được ghi nhận vào ngày 1/6/2021 về trường hợp của Hoàng Huệ Tâm (SN 1994, trú tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên)24. Tại cơ quan điều tra, Hoàng Tuệ Tâm khai đã sử dụng mạng xã hội tìm kiếm thông tin khách hàng, những người hiếm muộn, muốn sinh con, đồng thời tìm các bạn nữ có độ tuổi từ 18 - 25 tuổi có nhu cầu mang thai hộ để kiếm tiền. Sau đó, Tâm sẽ móc nối đôi bên và thoả thuận giao dịch. Sau khi thoả thuận xong, Tâm đưa những người mang thai hộ đi xét nghiệm, cấy phôi thai. Đáng chú ý, để qua mặt cơ quan chức năng, Tâm sử dụng các loại giấy tờ giả như hộ khẩu, chứng minh thư, giấy đăng ký kết hôn... để hợp thức hoá việc mang thai hộ. Theo cảnh sát, mỗi phi vụ Hoàng Huệ Tâm hưởng lợi từ 100-200 triệu đồng. Người mang thai hộ hưởng 200-500 triệu đồng tuỳ trường hợp. Ngoài các trường hợp đã thực hiện trót lọt các vụ mang thai hộ, Tâm còn nhận tiền của nhiều người khác nhưng không thực hiện, đến nay vẫn chưa hoàn trả tiền cho bị hại,…

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w