Khoả n2 Điều 101 Luật HN&GĐ năm 2014 16 Khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014.

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 37 - 38)

cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch. Ngay sau khi nhận được thông báo về việc thay đổi hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Sổ hộ tịch theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền17 .

2.5. Giải quyết tranh chấp và xử lý hành vi vi phạm liên quan đến mang thaihộ vì mục đích nhân đạo hộ vì mục đích nhân đạo

2.5.1. Giải quyết tranh chấp liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo khoản 1 Điều 99 Luật HN&GĐ năm 2014 thì tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ. Tranh chấp về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu là những tranh chấp về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định tại Điều 97, 98 Luật HN&GĐ năm 2014. Ví dụ như trường hợp do người mang thai hộ không tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế nên dẫn đến việc đứa trẻ sinh ra không lành lặn hoặc bị dị tật,… thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể Tòa án có thẩm quyền giải quyết ở đây là tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tòa án nhân dân cấp tỉnh nếu có yếu tố nước ngoài theo quy định của BLTTDS năm 2015.

Khoản 2, Điều 99 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ. Tuy nhiên, điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật nuôi con nuôi năm 2012 quy định chủ thể có quyền nhận nuôi trẻ em đầu tiên là “cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi”. Như vậy, nếu người mang thai hộ không đồng thời là cô/dì ruột, vợ của chú/bác ruột của đứa trẻ được sinh ra mà là chị/em họ của bên nhờ mang thai hộ thì ai sẽ là người có quyền được ưu tiên nhận đứa trẻ làm con nuôi? Theo khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Trang 37 - 38)

w