Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 34)

43. Ý nghĩa của luận văn

1.23.1.Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số nước trên thế giới

1.23.1.1. Tại Trung Quốc

Về pháp luật đất đai, Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên nhìn tổng thể, việc chấp hành pháp luật của người Trung Quốc rất cao. Việc sử dụng đất tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm, Nhà nước Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai. Do vậy, thị trường đất đai gần như không tồn tại mà chỉ có thị trường nhà ở.

Về bồi thường thiệt hại về đất đai: Do đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nên không có chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp, tùy trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất.

Về phương thức bồi thường thiệt hại, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới.

Về giá bồi thường thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động tại chính thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp, việc bồi thường thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất.

Về TĐC, các khu tái định cư và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu với nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội thì Nhà nước có chính sách xã hội riêng (Phạm Thị Kim Lắm, 2019)..

1.23.1.2. Tại Thái Lan

dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, … phải theo thời giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các quy tắc này, các ngành có quy định chi tiết cho việc trưng dụng đất của ngành mình.

Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng bất động sản áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng,… Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng ruộng đất, về tính giá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường, TĐC, cách xác định giá bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường (Vũ Thị Hương Lan, 2015)..

1.32.2. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Việt Nam

1.23.2.1. Thời kỳ trước năm 1987

Ngày 14 tháng 4 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất. Quy định như sau:

- Về việc bồi thường thiệt hại do lấy đất gây nên: Về đất thì bồi thường từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng.

- Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức.

- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ xây dựng cái khác.

- Ngoài ra, mồ mả thì căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển.

Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong Nghị định 151 là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960. Việc bồi thường theo những nguyên tắc trên được thực hiện cho đến khi Hiến pháp 1980 ra đời.

1.23.2.2. Thời kỳ từ 1987 đến năm 1993

Luật đất đai năm 1998 ban hành quy định về bồi thường cũng cơ bản dựa trên những quy định tại Hiến pháp 1980.

Ngày 31/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 186/HĐBT về việc bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử

dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường. Căn cứ để tính bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu. UBND các tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại của địa phương mình sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giá định mức.

1.23.2.3. Thời kỳ từ 1993 đến nay

a. Luật đất đai năm 1993

Đây là văn bản pháp luật quan trọng đối với việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.

Ngày 17/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP quy định cụ thể các chính sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định này mang tính toàn diện cao và cụ thể hóa việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất.

Ngày 24/4/1998, Chính phủ ban hành nghị định số 22/1998/NĐ-CP thay thế Nghị định 90/NĐ-CP và quy định rõ phạm vi, đối tượng áp dụng. Đặc biệt, người bị thu hồi đất có quyền lựa chọn một trong ba phương án bồi thường: bằng tiền, bằng nhà ở hoặc bằng đất.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 22/1998/NĐ-CP có những hạn chế nhất định. Nó chưa đáp ứng hết được yêu cầu thực tế, chưa phù hợp với thực tiễn và gây phát sinh ra nhiều khiếu kiện cho Nhà nước. Đặc biệt, chưa giải quyết được những tồn tại do yếu tố lịch sử để lại khi thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại cho chủ sử dụng đất có tài sản, nhà cửa nằm trên đất không đủ điều kiện được bồi thường.

b. Luật đất đai năm 2003

Những đổi mới trong chính sách pháp luật về đất đai hơn 10 năm đã đưa đến một kết quả tích cực, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, hệ thống hạ tầng được xây dựng tạo những tiền đề quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.

cách có hiệu quả, tình trạng đầu cơ đất đai diễn ra phổ biến, đẩy giá đất lên cao, cản trở quá trình đầu tư phát triển. Trước tình hình đó, việc đổi mới chính sách quản lý đất đai là rất cần thiết. Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết về việc xây dựng Luật đất đai và giao nhiệm vụ này cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp soạn thảo. Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật đất đai 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2004. Luật vẫn dựa trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Luật đất đai 2003 có nhiều nội dung mới trong đó có vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như: khắc phục cơ bản những bất cập trong chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thông qua cơ chế giá đất bồi thường, chính sách tái định cư và hạn chế phạm vi dự án phải thu hồi.

Bên cạnh đó, Nhà nước ban hành nhiều văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư nhằm cụ thể hóa các điều luật về bồi thường, thu hồi đất, về giá đất đã góp phần giải quyết công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một cách có hiệu quả hơn.

c. Luật đất đai năm 2013

Sau 10 năm thực hiện, Luật đất đai 2003 đã bộc lộ một số mặt hạn chế như: chưa có cơ chế bắt buộc để bảo đảm có quỹ đất và nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất; chất lượng các khu tái định cư được xây dựng cũng chưa đáp ứng yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi,…

Do đó Luật đất đai 2013 ra đời nhằm cố gắng khắc phục khó khăn, giải quyết những vướng mắc, bất cập, phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước về đất đai. Luật đã dành 21 Điều (từ Điều 74 đến Điều 94) để quy định về nhiều vấn đề, như: quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất; điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội; bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội; bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo… Đặc biệt, Luật đất đai 2013 đã dành một điều quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt. Hiện nay, Luật đất đai 2013 đang được thực thi đã có những đóng góp đáng kể trong việc cải thiện tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở nước ta.

1.23.3. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thành phố Hà Nội

Trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của thành phố Hà Nội được thực hiện theo các văn bản sau: Quyết định số 18/2008/QĐ- UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 09 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 7 tháng 01 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 09 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, thành phố Hà Nội đã thực hiện giải phóng mặt bằng cho 1.160 dự án có với diện tích thu hồi 15.000 ha, bố trí tái địn cư cho 6.300 hộ dân. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của thành phố Hà Nội trong những năm qua đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tuy nhiên cũng còn tồn tại một số hạn chế sau: một số dự án thu hồi chậm triển khai dự án do thiếu vốn; chất lượng nhà tái định cư chưa đảm bảo; chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp chưa đáp ứng được việc giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi.

Theo Ban chỉ đạo TP Hà Nội, trong năm 2017 các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 22.988 tổ chức, hộ gia đình, cá

Thành phố đã chi trả hơn 6.127 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ; Phê duyệt bố trí tái định cư cho 1.390 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở. Đã thu hồi và nhận bàn giao mặt bằng cho hơn 1.033 ha đất đai tại 209 dự án. Trong quá trình hỗ trợ, đã có một số địa bàn quận, huyện có kết quả thực hiện công tác thu hồi đất hỗ trợ tốt, với diện tích đất đã thu hồi đạt khối lượng cao như: Cầu Giấy, Từ Liêm, Thạch Thất, Đan Phượng…

Đa số người bị thu hồi đất đều nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho dự án.

Để giải phóng mặt bằng được thuận lợi, làm tiền đề đẩy nhanh tiến độ các dự án, Thành phố sẽ tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả và kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ chuyên trách giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư, dự án nhà ở tái định cư phục vụ các dự án trọng điểm; đồng thời bố trí đủ nguồn vốn. Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố sẽ nghiên cứu, rà soát các quy định của Luật Thủ đô để tham mưu, đề xuất thành phố ban hành các quy định có liên quan đến giải phóng mặt bằng…

Một số quyết định liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở TP Hà Nội:

Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014, ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội.

Quyết định số 95/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2015, về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật liệu kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội của UBND thành phố Hà Nội.

Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 21/01/2017, về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật liệu kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội của UBND thành phố Hà Nội.

Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014, ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội do luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội của UBND thành phố Hà Nội.

Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND, ngày 20/4/2017 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định banh hành kèm theo quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội.

CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách, quy định, quá trình thực hiện và những người dân bị tác động trực tiếp và cán bộ thực thi công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Thạch Thất

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, trong đó tập trung nghiên cứu sâu 3 dự án là:

+ Dự án 1: Dự án Đầu tư xây dựng khu dân dụng Bắc Phú Cát. + Dự án 2: Dự án Cải tạo nâng cấp Trạm Bơm Tiêu Săn. + Dự án 3: Dự án Đường Hòa Lạc – Hòa Bình

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Phạm vi về không gian: đ ề t ài nghi ên cứu trên phạm vi huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

* Phạm vi về thời gian:

- Thông tin sơ cấp: Trong năm 2019.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 34)