ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN THẠCH THẤT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 45)

43. Ý nghĩa của luận văn

3.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN THẠCH THẤT

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa có tọa độ địa lý từ 20058'23” đến 21006’10” vĩ độ Bắc và 105027’54” đến 105038'22” kinh độ Đông. Trong đó có 22 xã và 1 thị trấn. Ranh giới hành chính của huyện với các địa phương sau:

Phía đông và phía bắc giáp huyện Phúc Thọ Phía tây giáp thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) Phía tây bắc giáp thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì Phía tây nam giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình)

Phía nam và đông nam giáp huyện Quốc Oai (UBND huyện Thạch Thất, 2020).

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Trung tâm huyện nằm cách thị xã Sơn Tây 13Km, cách trung tâm Hà Nội hơn 30Km. Trên địa bàn có quốc lộ 32 chạy qua ở phía bắc, đường Hồ Chí Minh ( quốc lộ 21A cũ) ở phía Tây, đường Láng – Hòa Lạc ở phía Nam, các tỉnh lộ 80,84 chạy xuyên qua huyện đã tạo mạng lưới giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và giao lưu với bên ngoài (UBND huyện Thạch Thất, 2020).

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thạch Thất là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Theo đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện có thể chia thành hai vùng sau: Vùng địa hình bán sơn địa gồm 12 xã phía Tây huyện, bên bờ phải sông Tích; Vùng địa hình đồng bằng gồm 11 xã, thị trấn phía Đông của huyện, bên bờ trái sông Tích.

Dạng địa hình đồng bằng ( gồm 11 xã, thị trấn phía đông huyện, bên bờ trái sông Tích chiếm 36% diện tích toàn huyện).

- Vùng đồi gò nằm ở bờ hữu sông Tích thuộc khu vực phía Tây của huyện. Địa hình trong vùng không đồng nhất, có những quả đồi thấp nằm xem kẽ các dốc trũng, nơi cao nhất có độ cao khoàng 16-17m, nơi thấp nhất có khoảng 4 -5 m, độ cao trung bình 9 -10m. Các xã ở phía nam như Cân Kiệm, Hạ Bằng, Đồng Trúc địa hình tương đối bằng phẳng.

- Vùng đồng bằng nằm bên bờ tả sông Tích thuộc khu vực phía đông của huyện, địa hình nhìn chung bằng phẳng, độ cao chênh lệch không đáng kể. Riêng khu vực phía đông nam có một số vùng trũng. Nơi cao nhất có độ cao 11 m (ở Cần Kiệm), nơi thấp nhất có độ cao 4-5 m. Độ cao trung bình toàn vùng khoảng 6-7 m.

Đặc điểm địa hình này cho phép Thạch Thất có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ (UBND huyện Thạch Thất, 2020).

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Huyện Thạch Thất mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.

- Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,1°C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,6°C (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng 7 trên 33,2°C, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

- Lượng mưa và bốc hơi:

+ Lượng mưa bình quân năm là 1520,7 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhát có thể tới 336,1mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5-23,2mm.

+ Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 859mm, bằng 56,5% so với lượng mưa trung bình năm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80-89%, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

- Sương muối hầu như không có, mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát có mưa đá một lần (UBND huyện Thạch Thất, 2020).

3.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thủy văn của các con sông chính trong khu vực.

Huyện Thạch Thất có hệ thống sông suối gồm:

- Sông Tích cắt ngang phần lãnh thổ huyện theo chiều từ Bắc xuống Nam chia đôi huyện thành 2 vùng rõ rệt. Sông Tích là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Các suối phát nguyên từ vùng núi như suối Linh Khiêu, suối Quan, suối Thắng, Các suối này ngắn, chủ yếu cung cấp nước vào mùa mưa, còn mùa khô lưu lượng rất nhỏ.

- Ngoài ra còn có hệ thống kênh thủy lợi cung cấp nước chủ động cho các vùng của huyện như kênh Đồng Mô- Ngải Sơn, kênh Phù Sa( 18Km)…. Cùng với hệ thống các hồ nhỏ và vừa tiêu biểu như hồ Tân Xã, các ao là nguồn dự trữ và tiêu thoát nước.

Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho vùng bãi bồi ven sông. Với tiềm năng đất đai bãi bồi ven sông này, trong tương lai sẽ được đầu tư cải tạo khai thác nguồn nước ngầm để phát triển nuôi trồng thủy sản và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp (UBND huyện Thạch Thất, 2020).

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện có các loại đất chính như sau:

+ Nhóm đất phù sa: diện tích 5.189,45 6.004,37 ha chiếm 48,6932,53% diện tích tự nhiên.đất nông nghiệp

Bảng 3.1: Tổng hợp các loại đất huyện Thạch Thất Tên đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I. Nhóm đất phù sa P 5.189,45 6 004,37 48,6932,53 1. Đất phù sa được bồi hàng năm Pb 150,82 1,420,82 2. Đất phù sa không được bồi P 3.637,64

4 452,56 34,1324,12 3. Đất phù sa glêy Pg 650,85 6,113,53 4. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 750,14 7,044,06 II. Nhóm đất đỏ vàng F 4857,67 45,5826,32 5. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 1426,37 13,387,73 6. Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 3320,70 31,1617,99 7. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 110,6 1,040,60 III. Nhóm đất thung lũng D 610,5 5,733,31 8. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 610,5 5,733,31 Cộng diện tích các loại đất 10.657,62

11 472,54 100,0062,15 Nguồn: UBND huyện Thạch Thất (2020) + Nhóm đất đỏ vàng

Diện tích 4857,67 4 857,67 ha, chiếm 45,5826,32% diện tích đất nông nghiệptự nhiên, bao gồm 3 loại đất: đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước.

+ Nhóm đất thung lũng:

Diện tích 610,5 ha chiếm 5,733,31% diện tích đất nông nghiệptự nhiên, có 1 loại là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Đất thường phân bổ ở các thung lũng

Nhìn chung, tài nguyên đất huyện Thạch Thất khá đa dạng, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau nên tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông, lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm còn chưa hợp lý do sức ép về dân số, tập quán canh tác, ý thức,... nên một số nơi tình trạng suy thóai chất lượng đất vẫn còn xảy ra (UBND huyện Thạch Thất, 2020).

3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện không nhiều, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên của huyện. Toàn huyện có 2.595,08ha đất rừng, chiếm 13,84% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng phòng hộ chiếm 0,4%, đất rừng đặc dụng chiếm 31,7% và đất rừng sản xuất chiếm 67,9%. Rừng tập trung ở các xã phía tây: Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân (chiếm 97,0% tổng diện tích rừng toàn huyện). Cây trồng lâm nghiệp gồm: bạch đàn, keo lá chàm, keo tai tượng... Ngoài ý nghĩa kinh tế cây lâm nghiệp được trồng trên đất đồi núi dốc có tác dụng phòng hộ, bảo vệ đất, tạo cảnh quan môi trường, điều hoà khí hậu. Trên đất đồi núi chưa sử dụng thực vật tự nhiên là cây lùm bụi, cỏ dại.

Do đặc điểm địa hình có nhiều đồi bát úp hoặc những dãy đồi thấp nổi lên giữa cánh đồng, rừng ở đây tạo nên phong cảnh đẹp. Trên diện tích đất có rừng hiện nay đã có nhiều dự án dự kiến triển khai. Khi triển khai thực hiện những dự án này khai thác được tiềm năng đất đai, phong cảnh nhưng cũng ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng (UBND huyện Thạch Thất, 2020).

3.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Thạch Thất nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính chỉ có: sét để sản xuất gạch ngói, đá ong. Sét có nhiều ở Đại Đồng, đất để sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều ở Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng. Đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 420, chủ yếu tập trung ở Bình Yên.

Việc khai thác các nguồn tài nguyên trên cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, tránh hiện tuợng khai thác tự phát có thể làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến môi trường (UBND huyện Thạch Thất, 2020).

3.1.1.8. Tài nguyên nhân văn

Thạch Thất là vùng đất cổ, được khai phá từ thời xa xưa, tên huyện có từ thời thuộc Hán. Đã có thời kỳ Thạch Thất là 1 huyện của thành phố Hà Nội. Từ xưa,

trong huyện có nhiều người thi cử và đỗ đạt cao, giữ những trọng trách lớn trong các triều đại phong kiến. Trong đó nhiều người được lưu danh trong sử sách, tiêu biểu là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (thế kỷ XVI).

Thạch Thất là huyện có nhiều di tích lịch sử - tôn giáo, với 98 di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có 30 di tích đã được xếp hạng. Chùa Tây Phương là công trình di tích lịch sử được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia. Trong huyện có nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong những cái nôi của: múa rối nước, hát chèo, vật cổ điển...

Thạch Thất là nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm truyền thống đa dạng, phong phú, đồng thời là nơi có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Quy hoạch sử dụng đất cần khai thác triệt để các thế mạnh về tài nguyên nhân văn vào mục tiêu phát triển kinh tế của huyện và khu vực (UBND huyện Thạch Thất, 2020).

3.1.1.9. Thực trạng môi trường

Vùng đồi núi thuộc 3 xã: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình với mật độ dân số thưa, diện tích rừng tự nhiên còn nhiều nên cảnh quan khá đẹp, môi trường trong lành. Với kiểu địa hình: đồng bằng xen lẫn đồi bát úp với độ dốc không lớn, có những dòng suối chảy uốn khúc và có những hồ, ao nằm rải rác đã tạo nên cho Thạch Thất một cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Đường Đại lộ Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 32, 21, tỉnh lộ 419, 420, 446, cao tốc Láng Hòa Lạc-Hòa Bình đã hoàn thành... chạy qua địa bàn huyện tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội, nhưng mật độ xe cơ giới hoạt động ngày một tăng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Mật độ phương tiện giao thông hoạt động với mật độ dày gây tiếng ồn, khí thải làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến môi trường nhất là đối với nhân dân sống ven đường và gần đường.

Các tuyến đường đang được thi công nâng cấp và mở rộng, các cụm, điểm công nghiệp đang san lấp, xây dựng ... tạo ra nhiều khói bụi làm cho không khí bị ô nhiễm. Các đơn vị thi công đã có áp dụng các biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến môi trường (che kín xe chở đất cát, phun nước làm ướt đường…) nhưng lượng đất, cát rơi vãi trên đường còn nhiều là nguồn gây bụi khi các xe khác chạy qua.

được tập kết và xử lý đúng phương pháp khả năng gây ô nhiễm lớn điển hình như các xã: Hữu Bằng, Phùng Xá, Chàng Sơn,…

Tại các điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quy hoạch và xây dựng tập trung, vấn đề môi trường được quan tâm hơn, từng bước hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý rác và nước thải.

Ở một số xã, các khu dân cư sống tập trung với mật độ cao, lượng rác thải sinh hoạt nhiều mà không được thu gom và xử lý một cách triệt để và hợp lý. Các hồ ao trong khu dân cư hiện nay bị san lấp nhiều ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước. Bởi vậy vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu dân cư đang xuất hiện và ngày càng nặng thêm.

Trong sản xuất trồng trọt, người nông dân còn sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, bệnh và các chế phẩm hoá học cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường. Trong chăn nuôi quy mô nhỏ của một số hộ gia đình còn nằm trong khu dân cư, chất thải chăn nuôi còn xả ra cống rãnh sinh hoạt của khu dân cư gây ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân.

Nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, khu công nghệ cao Hoà Lạc, đại học Quốc gia đã và đang đi vào hoạt động, các khu đô thị hình thành sẽ tạo những thay đổi lớn và có những tác động đáng kể đến môi trường. Bởi vậy ngay từ bây giờ cần phải có những giải pháp hợp lý để hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, vật lực của địa phương (UBND huyện Thạch Thất, 2020).

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Thạch Thất

Thống kê kết quả phát triển kinh tế của huyện Thạch Thất giai đoạn 2017- 2019 như sau.

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất của huyện Thạch Thất giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

20176

Năm 20178 Năm 20198

Tổng giá trị sản xuất (giá SS) Tỷ đồng 15.477,3 19.217,7 19.647,2 Tốc độ phát triển Tổng GTSX % 124,6 124,2 102,2 Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) Tỷ đồng 18.858,6 23.242,7 24.058,9

Nguồn: UBND huyện Thạch Thất, năm (2019) Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2018 toàn huyện đạt 24.058,9 tỷ đồng; và giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 19.647,2 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11,89%, giai đoạn 2017, 2018 có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao, trên 24,16%/năm; tuy nhiên sang năm 2019, đã giảm xuống chỉ còn 2,23%/năm.

Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, song thu hút đầu tư phát triển đạt cao, tổng nguồn vốn đầu tư 5 năm 2011-2015 đạt 9.886,08 tỷ đồng (tăng 176,8% so với năm 2010). Trong giai đoạn 3 năm 2017- 2019, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển do huyện quản lý đạt 1875,8 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2019 đạt 522 tỷ đồng.

Kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và phát triển.Tổng giá trị sản xuất các năm 2019 đạt trên trên 19.008.183 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch năm đề ra và tăng 15,1% so với năm 2018. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển biến tích cực: giá trị công nghiệp, TTCN 69,2%; thương mại- dịch vụ - du lịch 22,3% và nông - lâm - thủy sản chỉ 8,5% (UBND huyện Thạch Thất, 2019).

- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất các sản phẩm chủ yếu đều có mức tăng trưởng khá như chế biến lâm sản, đồ mộc tăng 19,4%, dệt may tăng 19,2%, sản xuất cơ khí tăng 18,3%, chế biến lương thực, thực phẩm tăng 16,2%, vật liệu xây dựng tăng 4,4%, các sản phẩm khác tăng 17,4% so với năm 2017.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2019 đạt 13.147,8 tỷ đồng, tăng 15,7% so với năm 2018.

Giai đoạn 2017-2019 huyện đã hoàn thiện đồng bộ hạ tầng của 1 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp với tổng diện tích 160 ha, tạo điều kiện thuận lợi cho 1.294 doanh nghiệp và hộ gia đình có mặt bằng sản xuất ổn định, thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu tư có số vốn lớn, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương (UBND huyện Thạch Thất, 2019).

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển phong phú, đa dạng: tổng giá

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 45)