TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THẠCH THẤT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 56)

43. Ý nghĩa của luận văn

3.2.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THẠCH THẤT

3.2.1. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai

3.2.1.1. Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố và ban hành các văn bản của huyện về quản lý, sử dụng đất đai

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý đất đai. Việc ban hành văn bản kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi để Huyện giải quyết các vướng mắc, khó khăn về chính sách đất đai trên địa bàn.

Sau khi luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, UBND Thành phố có quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm

Chính phủ giao cho về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội (thay thế quyết định số 19/2012/QĐ-UBND);

Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do luật Đất đai 2013 và các nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (thay thế các quyết định số 108/2009/QĐ- UBND ngày 29/9/2009, 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013, số 27/2013/QĐ- UBND ngày 18/7/2013).

Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được luật Đất đai 2013 và các nghị định của Chính phủ giao về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn ao xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội (thay thế các Quyết định số: 13/2013/QĐ-UBND ngày 24/01/2013, số 40/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011);

Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 về việc ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội (thay thế Quyết định số 18/2010/QĐ- UBND ngày 10/5/2010).

Các văn bản pháp quy được ban hành kịp thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố cũng như ở Huyện, đồng thời tạo lập hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ làm căn cứ giải quyết các mối quan hệ về đất đai, xử lý tốt các tranh chấp xảy ra. Trong thực tế, các tổ chức, cá nhân có liên quan đã căn cứ vào hệ thống pháp lý đó và nghiêm chỉnh chấp hành.

Căn cứ vào các văn bản pháp lý của thành phố, Huyện ủy đã ban hành và chỉ đạo thực hiện chương trình số 09 về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng, quản lí đất đai và môi trường huyện Thạch Thất giai đoạn 2011-2015”. Ban hành chỉ thị số 03 của Huyện ủy, Quyết định số 01 của Ủy ban nhân dân Huyện về quản lí đất đai, trật tự xây dựng. Công tác quản lí đất đai, trật tự xây dựng được UBND huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 89,21% đối với đất ở và 98% đối với đất nông nghiệp.

3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Theo điều 29 Luật đất đai 2013 như sau: Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

Thực hiện Chỉ thị số 364/HĐBT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về việc lập bản đồ địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã, UBND huyện

hành xác định địa giới hành chính các xã và đã cùng các địa phương giáp ranh xác định địa giới hành chính của huyện. Tuy nhiên, đến nay ranh giới giữa xã Thạch Hoà và các xã Tiến Xuân, Yên Bình (mới chuyển về từ huyện Lương Sơn) vẫn chưa được thống nhất. Vùng chồng lấn (2 xã cùng nhận) giữa xã Thạch Hoà và 2 xã trên có diện tích là 1.791,71 ha.

3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Hiện nay trên địa bàn huyện Thạch Thất việc đo vẽ bản đồ địa chính mới chỉ được thực hiện trên đất thổ cư. Công tác lập bản đồ địa chính đất thổ cư thực hiện từ năm 2000 và 2001. Khi giao đất ở mới (giãn dân hay đấu giá) đều thực hiện đo đạc bản đồ và lập hồ sơ quản lý. Tổng cộng diện tích đã đo bản đồ địa chính là 5.787,75 ha.

Khu vực đất canh tác nông nghiệp đã thực hiện đo bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/2000 theo Chỉ thị 299/TTg của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Chất lượng bản đồ đảm bảo theo quy trình quy phạm mà Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành, đã được cơ quan cấp trên nghiệm thu. Bản đồ giải thửa đất thổ canh đã có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý và thống kê các loại đất, giao đất nông nghiệp đến hộ nông dân, phục vụ cho công tác thu thuế nông nghiệp, thuế nhà đất trong giai đoạn vừa qua. Hiện nay tại nhiều vị trí, các địa phương vẫn sử dụng bản đồ giải thửa đất thổ canh để bổ sung trong công tác quản lý đất đai.

3.2.1.4. Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội. Ngay sau khi quy hoạch sử dụng đất của Thành phố được phê duyệt, UBND Thành phố đã phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho huyện Thạch Thất (Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 01/2/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội). Ủy ban nhân dân huyện đã hoàn thành “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), huyện

Thạch Thất - thành phố Hà Nội” và trình UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 7308/QĐ-UBND ngày 04/12/2013 của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) huyện Thạch Thất; Thực hiện theo quy định của luật Đất đai năm 2013, theo chỉ đạo của UBND thành phố, UBND huyện Thạch Thất đã lập Kế hoạch sử dụng đất năm 20179. Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 2019 của huyện đã được xây dựng đảm bảo chất lượng và đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số: 1689/QĐ-UBND ngày 13 tháng 04 năm 20172019.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có hiệu quả tích cực, góp phần đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn tiếp tục đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của Huyện. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chưa thực sự đảm bảo tính đồng bộ ở các địa phương và các cơ quan ban ngành của Huyện nên hiệu quả khai thác và thực hiện chưa cao.

3.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Quản lý tốt việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất sẽ góp phần đảm bảo cho việc sử dụng đất hợp pháp, đúng mục đích mà Nhà nước đã quy định, đạt hiệu quả cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng đất và xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng làm cơ sở để giải quyết mọi mối quan hệ về đất đai và người sử dụng yên tâm thực hiện các quyền của mình trên diện tích đất đó.

3.2.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tính đến nay, hệ thống hồ sơ địa chính của huyện gồm có: Sổ mục kê sử dụng: có 23 xã, thị trấn. Sổ địa chính sử dụng: 441 sổ. Trong đó: Sổ lập theo mẫu Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT và Thông tư 09/2007/TT-BTNMT của bộ TNMT là 56 sổ; Sổ lập theo mẫu QĐ 499/1995/QĐ-TCĐC và Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC đang sử dụng tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là 385 sổ.

đạc lập bản đồ.

Năm 2001 - 2002 đã có 19/23 xã đo đạc bản đồ địa chính toàn bộ đất thổ cư. UBND thành phố đã Phê duyệt cho UBND huyện Thạch Thất 50,39 tỷ đồng để thực hiện đo đạc bản đồ địa chính. Về đất nông nghiệp đa số các xã dùng bản đồ giải thửa, riêng xã Đồng Trúc được đo bản đồ địa chính đất nông nghiệp.

Tổng số GCN quyền SD đất đến nay là 45.131 GCN trên tổng số giấy phải cấp 51.368 đạt 87,78%, tính cả các thửa đất giãn cư nông thôn.

3.2.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn được thực hiện nghiêm túc dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND huyện. Kết quả thống kê, kiểm kê là tài liệu quan trọng phục vụ công tác quản lý sử dụng đất đai. Công tác thống kê đất đai được thực hiện hàng năm, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thực hiện định kỳ 5 năm một lần.

3.2.1.8. Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo các quy định của Luật tài chính. Tiền thu được từ đất đai được nộp vào ngân sách và được điều tiết lại một phần về ngân sách của thành phố, xã, phường để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình công cộng, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống của nhân dân; cùng với tập trung chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước cấp dưới trực thuộc cho nên tổng nguồn thu ngân sách từ đất đai.

3.2.1.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

UBND Thành phố giao cho phòng Tài nguyên - Môi trường thường xuyên quan tâm, kiểm tra giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, phối hợp với các phòng, ngành đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao ý thức chấp hành Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường, giám sát việc chấp hành pháp luật và các quy định về môi trường của các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh và người sử dụng đất.

3.2.1.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Huyện uỷ - UBND huyện Thạch Thất đã ra nhiều văn bản Nghị Quyết trong việc kiểm tra, thanh tra đất đai trên địa bàn huyện. Việc thanh tra, kiểm tra được tăng cường từ huyện đến cơ sở bằng việc thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đến các cơ sơ, các dự án trên địa bàn huyện.

Thạch Thất đã thực hiện tốt các công tác thanh tra kiểm tra đất đai, tuyên truyền vận động người dân về Luật đất đai cùng với các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, quan trọng nhất là ý thức của người dân ngày càng được nâng cao góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn và xử lý vi phạm về đất đai trên địa bàn huyện.

3.2.1.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai là lĩnh vực hết sức phức tạp, thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan khác nhau như cơ quan hành chính, toà án nhân dân, thanh tra huyện, trong những năm qua đã có nhiều bước tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề về quản lý và sử dụng đất đai, Huyện uỷ, UBND huyện Thạch Thất đặc biệt quan tâm công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực đất đai tăng cường trách nhiệm của cơ quan chính quyền.

3.2.1.12. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Từ khi Luật Đất đai 2013 được ban hành và có hiệu lực thi hành, UBND huyện Thạch Thất đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, phổ biến luật cho các cán bộ, công nhân viên chức cũng như phổ biến luật cho quần chúng nhân dân đề mọi người đều hiểu luật và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

3.2.1.13. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Trong thời gian qua, UBND huyện Thạch Thất đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn thành phố để thuận tiện cho việc quản lý đến từng thửa đất. Tuy nhiên, đến nay hệ thống thông tin đất đai của địa phương vẫn chưa được hoàn chỉnh do nhiều hạn chế về công

3.2.1.14. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã có các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với những hộ gia đình bị mất đất khi nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó, cũng có chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với người trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị mất đất và không có việc làm.

3.2.1.15. Quản lý các hoạt động công về đất đai

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 56)