Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại 03 dự án

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 73 - 85)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.2.Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại 03 dự án

3.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI

3.4.2.Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại 03 dự án

án trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

3.4.2.1. Bồi thường về đất

Kết quả bồi thường về đất tại dự án nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở xác định diện tích đất thu hồi đủ điều kiện đền bù và đơn giá bồi thường. Việc xác định điều kiện bồi thường về đất là nội dung cơ bản và rất quan trọng trong công tác giải phóng mặt bằng. Tại Thành phố Hà Nội, việc xác định điều kiện bồi thường về đất được thực hiện theo các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội.

a. Xác định đối tượng đủ điều kiện được bồi thường

Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường của các dự án nghiên cứu được thực hiện theo các Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009, của UBND Thành phố Hà Nội, quy

định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, nguyên tắc bồi thường về đất được quy định như sau:

- Nhà nước thu hồi đất (đất đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật đất đai) của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng đó tính theo giá đất quy định hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại thời điểm thu hồi đất;

- Đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp, nếu địa phương còn quỹ đất thì được đền bù bằng đất có cùng mục đích sử dụng;

- Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước;

- Người được sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường theo đất nông nghiệp; Người được sử dụng đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dụng làm đất ở thì chỉ được bồi thường theo đất phi nông nghiệp.

- Trường hợp đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sử dụng ổn định lâu dài hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá đất ở.

b. Xác định đơn giá bồi thường về đất

Đơn giá bồi thường về đất căn cứ vào Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội từ ngày 01/01/2014 đến 31/12/2019 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2006 đến nay có sự thay đổi về chính sách, quy định về bồi thường hỗ trợ và tái định cư được thực hiện bởi luật đất đai 2003 và luật

và Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội quy định: về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư. Trong đó việc xác định đối tượng được bồi thường về đất như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam có đủ điều kiện được bồi thường mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi, thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở, trong các trường hợp sau: Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị thu hồi toàn bộ đất ở; Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị thu hồi trên 10m2 đất ở và diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở (đối với khu vực các huyện, thị xã: nhỏ hơn 30m2; đối với khu vực các quận: là diện tích không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng công trình quy định tại Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 06/5/2011 của UBND Thành phố).

- Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội, nếu ở khu vực các huyện thị xã, thì hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chủ yếu được bồi thường bằng đất. Diện tích đất ở được bồi thường bằng diện tích đất ở bị thu hồi nhưng không thấp hơn suất tái định cư tối thiểu và không vượt quá hạn mức giao đất ở mới tối đa tại địa phương.

- Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nếu ở khu vực các quận, thì hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chủ yếu được bồi thường bằng nhà ở (căn hộ chung cư). Diện tích nhà ở được bồi thường không cao hơn 02 lần diện tích đất ở bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá 180m2 sàn xây dựng.

- Giá trị nhà ở, đất ở nơi thu hồi, giá trị nhà ở, đất ở bồi thường được xác định cụ thể và tính toán trên phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Đối với trường hợp bồi thường bằng đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau: Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư được nhận phần chênh lệch đó; Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Khoản chênh lệch người bị thu hồi đất được nhận hoặc phải nộp được xác định tại phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

có nguyện vọng thì được bồi thường bằng tiền và hỗ trợ tiền tự lo tái định cư theo quy định tại khoản 1, Điều 28 Quy định này.

Nhằm khắc phục những hạn chế vướng mắc của người dân khi có đất bị thu hồi, bồi thường GPMB, những năm trước đây việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với đất nông nghiệp được tính theo từng hạng đất cụ thể.

Bảng 3.6. Đơn giá bồi thường về đất của 03 dự án

STT Dự án

Đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất (đồng/m2)

Đất nông nghiệp Đất ở

1 Đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân dụng

Bắc Phú Cát 105.000 750.000

2 Cải tạo nâng cấp trạm bơm Tiêu Săn 135.000 800.000 3 Đường Hòa Lạc -

Hòa Bình

Xã Yên Bình

71.000 480.000

Xã Yên Trung 450.000

Nguồn: UBND huyện Thạch Thất (2019) Kết quả điều tra cho thấy, tại thời điểm thực hiện dự án, mức giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường(đối với đất ở dao động từ 1,5-3 triệu đồng/1m2) của các loại đất bị thu hồi đều cao hơn nhiều so với mức giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ cho các loại đất vì thế, khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đã nhận được rất nhiều kiến nghị(trong các dự án đều có đơn thư kiến nghị về việc điều chỉnh tăng giá đất. Tuy nhiên, các ý kiến thắc mắc của người dân đều được cơ quan có thẩm quyền giải quyết triệt để nên không có hiện tượng đơn thư khiếu nại kéo dài ở các dự án) điều chỉnh tăng giá đất bồi thường, hỗ trợ sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế giao dịch trên thị trường.

c. Kết quả bồi thường về đất

Từ kết quả xác định đối tượng được bồi thường về đất và đơn giá bồi thường, chúng tôi tính toán và xác định được tổng số tiền bồi thường về đất tại các dự án nghiên cứu.

Bảng 3.7. Tổng hợp giá trị bồi thường về đất của 3 dự án

STT Dự án Thành tiền (đồng)

Đất nông nghiệp Đất ở

1 Đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân

dụng Bắc Phú Cát 68.460.231.000 15.161.700.000 2 Cải tạo nâng cấp trạm bơm Tiêu Săn 29.281.068.000 2.861.040.000 3 Đường Hòa Lạc -

Hòa Bình

Yên Trung 11.030.609.700 7.234.650.000

Yên Bình 75.975.893.000 1.762.608.000

Tổng 184.747.801.700 27.019.998.000

Nguồn: UBND huyện Thạch Thất (2019) Từ bảng 3.7 cho thấy, tổng số tiền bồi thường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân dụng Bắc Phú Cát là 83.621.931.000 đồng, trong đó, số tiền bồi thường đất nông nghiệp là 68.460.231.000 đồng, số tiền bồi thường đất ở là 15.161.700.000 đồng. Tổng số tiền bồi thường của dự án cải tạo nâng cấp trạm bơm Tiêu Săn là 32.142.108.000 đồng, trong đó số tiền bồi thường đất nông nghiệp là 29.281.068.000 đồng, số tiền bồi thường đất ở là 2.861.040.000 đồng. Tổng số tiền bồi thường dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình là 96.003.760.700 đồng, trong đó số tiền bồi thường đất nông nghiệp là 87.006.502.700 đồng, số tiền bồi thường đất ở là 8.997.258.000 đồng.

Nhìn chung, trong 03 dự án thì chỉ có dự án 1 là phải tái định cư cho 11 hộ dân, còn 2 dự án 2 và 3 đều không phải tái định cư cho các hộ dân. Thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng, quỹ đất dành cho tái định cư còn rất ít. Vì vậy, phương án bồi thường bằng tiền được áp dụng phổ biến. Trên thực tế, quỹ đất công ích phục vụ cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của huyện còn lại không đáng kể nên không đáp ứng được hết các yêu cầu bồi thường bằng đất và lập khu tái định cư. Mặt khác, với một số lượng lớn các hộ phải di chuyển có hộ diện tích đất thu hồi lớn nên việc bồi thường cho họ một diện tích đất có cùng giá trị là rất khó. Vì vậy, tỷ lệ bồi thường bằng đất của các dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất là rất thấp. Hầu hết địa điểm khu tái định cư và cơ sở hạ tầng khu TĐC không thỏa mãn yêu cầu của người bị thu hồi đất như không thể kinh doanh, buôn bán, xa cách trung tâm thành phố nên nhiều trường hợp người bị thu hồi đất lựa

chọn phương án bồi thường bằng tiền hoặc nếu có nhận đất tại các khu tái định cư thì họ cũng chuyển nhượng cho người khác để tìm nơi ở mới thuận tiện hơn.

3.4.2.2. Bồi thường về tài sản, hoa màu cây cối trên đất

Bồi thường thiệt hại về hoa màu của 03 dự án nghiên cứu chủ yếu là bồi thường thiệt hại đối với cây hàng năm và căn cứ vào: Quyết định số 36/2011/QĐ- UBND ngày 27/01/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/10/2014 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành quy định một số trường hợp cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội; Thông báo số 279/TB-STC ngày 31/12/2015 của Sở Tài chính thông báo đơn giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cây trồng, con vật nuôi trên địa bàn của TP Hà Nội.

- Nguyên tắc bồi thường tài sản gắn liền với đất bao gồm: Nhà ở, các công trình tài sản là vật kiến trúc trên đất; Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, được công bố công khai hoặc cắm mốc chỉ giới thì không được bồi thường. Mức bồi thường nhà, vật kiến trúc bằng giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc cộng với một khoản tiền bằng tỷ lệ % trên giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc (nếu có).

- Nguyên tắc bồi thường đối với cây trồng vật nuôi: Đối với cây lâu năm được tính bằng thời gian cây được trồng, đường kính gốc của cây; số lượng cây trồng lâu năm vượt quá mật độ quy định trên một đơn vị diện tích theo quy trình kỹ thuật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thì chỉ bồi thường theo mật độ quy định; Đối với cây trồng hàng năm được tính theo (m2) diện tích đất chiếm dụng của loại cây trồng; Những cây trồng, vật nuôi phát sinh sau khi có văn bản thông báo thu hồi đất thì không được tính bồi thường, hỗ trợ; chủ tài sản có trách nhiệm di chuyển giải phóng mặt bằng.

- Bồi thường đối với nhà ở, công trình xây dựng hợp pháp theo điều 12 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội quy định:

Đối với nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường, hỗ trợ như sau: Nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần

mà phần còn lại không đảm bảo khả năng chịu lực thì được bồi thường toàn bộ nhà, công trình; Nhà bị cắt xén phá dỡ không thuộc quy định tại điểm a của khoản này mà diện tích còn lại chỉ còn cầu thang, nhà vệ sinh thì được bồi thường toàn bộ diện tích nhà. Trường hợp nhà bị cắt xén, phá dỡ, trong đó nếu có một phần cầu thang bị phá dỡ thì được bồi thường toàn bộ cầu thang; Bồi thường bổ sung phần nhà, công trình bị ảnh hưởng do cắt xén, phá dỡ: Nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần thì ngoài phần bồi thường diện tích phá dỡ đến chỉ giới cắt xén theo quy hoạch, còn được bồi thường bổ sung theo quy định sau:

Đối với nhà khung bê tông cốt thép hoặc kết cấu khung thép thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung tính từ chỉ giới cắt xén theo quy hoạch đến khung kết cấu chịu lực gần nhất;

Đối với nhà kết cấu xây gạch chịu lực bị cắt xén một phần, không ảnh hưởng tới an toàn của căn nhà thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung bằng chiều rộng mặt tiền nhà trước khi cắt xén nhân với chiều sâu bằng 1m và nhân với số tầng nhà bị cắt xén.

Bồi thường hoàn trả mặt tiền ngôi nhà: Đối với nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần mà phần còn lại vẫn sử dụng được thì ngoài việc bồi thường theo quy định còn được bồi thường hoàn trả mặt tiền nhà, công trình theo công thức sau:

Gmt = Bmt x Gxd x Smt x T

Gmt: Giá trị phần mặt tiền được bồi thường hoàn trả, Bmt: Chiều rộng mặt tiền được xác định như sau:

Bằng chiều rộng mặt tiền nhà trước khi cắt xén trong trường hợp chiều rộng mặt tiền tại vị trí cắt theo chỉ giới quy hoạch nhỏ hơn chiều rộng mặt tiền nhà trước khi cắt xén. Bằng chiều rộng mặt tiền nhà tại vị trí cắt theo chỉ giới quy hoạch trong trường hợp chiều rộng mặt tiền tại vị trí cắt theo quy hoạch lớn hơn hoặc bằng chiều rộng mặt tiền nhà trước khi cắt xén.

Gxd: Đơn giá xây dựng mới tính trên một mét vuông sàn xây dựng, công trình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 73 - 85)