Đánh giá chung

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 88 - 93)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI

3.4.4. Đánh giá chung

3.4.4.1. Kết quả đạt được

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo đúng quy định, được phần lớn người bị thu hồi phải chấp nhận nên huyện đã giải phóng được nhiều mặt bằng, tạo điều kiện cho hàng loạt các dự án triển khai đồng bộ, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể là:

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Trung ương cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Những cố gắng đó đã góp phần đảm bảo cho các dự án kinh tế và xã hội của huyện Thạch Thất có điều kiện triển khai, góp vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân.

- Nhìn chung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Thạch Thất đã tuân thủ chính sách chung của Nhà nước về mục đích, nguyên tắc, phương thức và cơ sở tính mức bồi thường, hỗ trợ. Nhiều nội dung Ủy ban nhân dân thành phố quyết định khá phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương cũng được quy định cụ thể như: Quy định về hạn mức đất ở để tính hỗ trợ ổn định đời sống; ; quy định về mức hỗ trợ di chuyển; quy định về xuất tái định cư tối thiểu v.v... Do vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã nhận được sự ủng hộ của đa số người dân.

đã được thực hiện đúng quy định. Một số hộ chưa thống nhất cao theo phương án đã xét duyệt nhưng cũng không có đơn thư khiếu nại. Các hộ gia đình đã có trách nhiệm và tinh thần hợp tác trong việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

* Nguyên nhân của những thành công trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở huyện Thạch Thất

UBND huyện thường xuyên chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Phát triển quỹ đất làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư... từ đó công tác giải tỏa mặt bằng được kịp thời, người bị thu hồi đất đồng thuận chấp hành chủ trương chính sách thu hồi đất của Nhà nước, tạo điều kiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Các văn bản chỉ đạo của các cấp về vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện BTHT & TĐC kịp thời và hiệu quả.

Phần diện tích thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp nên công tác bồi thường, hỗ trợ không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đều có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao nên việc triển khai cũng có nhiều thuận lợi và hiệu quả.

3.4.4.2. Những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thạch Thất

Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Thạch Thất bên cạnh những thành công cũng còn một số hạn chế cần phải khắc phục. Đó là:

- Về cơ chế chính sách:

Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất mà chưa thực sự quan tâm đến việc ổn định đời sống của người dân bị thu hồi đất. Không quan tâm thỏa đáng đến việc hỗ trợ và khôi phục cuộc sống cho người dân phải di chuyển nhà ở tới nơi ở mới, mà ở đó thu nhập của người dân bị gặp nhiều khó khăn.

Đối với đất ở yếu tố giá đất bồi thường thiệt hại là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khiếu nại của công dân trong việc chấp hành phương án BTHT&TĐC từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công trình dự án còn đối với đất nông nghiệp

là tư liệu sản xuất của nông dân khi bị thu hồi đất với quy mô lớn, người dân sẽ có rất nhiều những bức xúc như: Họ sẽ sống bằng gì, tương lai con cháu họ sẽ sống ra sao khi mà đất nông nghiệp, nguồn thu nhập chính nay không còn nữa (có 83,53% ý kiến người dân ở dự án 1; 79,27% ý kiến người dân ở dự án 2 và 79,49% ý kiến người dân ở dự án 3 không đồng ý với giá bồi thường Nhà nước đưa ra). Bên cạnh đó các dự án thường có hình thức hỗ trợ, thông qua hỗ trợ một khoản tiền nhất định, khoản tiền này phát huy tác dụng khác nhau. Đối với người năng động thì nó phát huy tác dụng thông qua sự đầu tư sinh lợi, còn với những người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó dẫn đến thất nghiệp. Đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình họ mà còn làm ảnh hưởng tới cả cộng đồng xã hội. Do vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất dành cho đầu tư các dự án là trách nhiệm của Nhà nước và của chủ đầu tư.

Bên cạnh đó chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường. Cụ thể là người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác BTHT&TĐC.

- Về trình độ nhận thức của một số cán bộ trong cơ quan Nhà nước ở các cấp thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan Nhà nước ở các cấp thực hiện công tác BTHT&TĐC còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện BTHT&TĐC. Đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được BTHT&TĐC.

Công tác lập hồ sơ địa chính và việc thực hiện chỉnh lý biến động đất đai ở các địa phương chưa thực hiện đầy đủ trong khi đó, công tác quản lý đất đai ở các địa phương còn lỏng lẻo, việc thực hiện pháp luật đất đai trước đây không đồng bộ, khó có căn cứ xác định tính hợp pháp và nguồn gốc QSDĐ.

Việc thực hiện luân chuyển cán bộ địa chính đã làm ảnh hưởng đến công tác BTHT&TĐC các dự án (việc xác định nguồn gốc đất đai cũng như tình trạng sử

Đội ngũ cán bộ làm công tác BTHT&TĐC gồm các thành viên được trưng tập từ các ngành khác nhau nên thiếu tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm, chưa am hiểu sâu chính sách pháp luật đất đai nói chung và chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng dẫn đến việc tuyên truyền, giải thích chính sách pháp luật còn chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế.

- Xây dựng tái định cư, tạo việc làm Công tác bố trí tái định cư đúng kế hoạch, tuy vị trí tái định cư được công khai có điều kiện thuận lợi hơn so với vị trí đất thu hồi nhưng chất lượng công trình hạ tầng tại khu tái định cư còn hạn chế như: đường vừa làm xong đã bị lún, nứt, hệ thống thoát nước một số vị trí bị tắc... từ đó gây bức xúc cho người dân phải di dời đến khu tái định cư.

Về tạo việc làm: Thu hồi đất để thực hiện 02 dự án dẫn đến một số người dân không có công ăn việc làm. Dẫn đến tình trạng khi người dân bị thu hồi đất lo sẽ không có việc làm, ảnh hưởng đến đời sống nên không chấp hành việc nhận bồi thường khi bị thu hồi đất.

Về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật: nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Một số người dân chưa nhận tiền bồi thường, không chịu bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn đọng dẫn đến khi vận dụng chế độ chính sách để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gặp khó khăn.

- Xử lý các trường hợp vi phạm đất đai chưa thực sự triệt để dẫn đến các trường hợp lấn chiếm đất đai,…

- Đối tượng và điều kiện được bồi thường: do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, công bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ.

- Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho các hộ gia đình, cá nhân là một việc làm rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi cán bộ làm công tác bồi thường phải có kiến thức hiểu biết về pháp luật, các cơ quan phải có sự phối hợp đồng bộ.

Việc bồi thường, hỗ trợ gặp khó khăn do chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho người dân, dẫn đến người nhận tiền bồi thường sau thường có lợi hơn người nhận bồi thường trước (có 3 hộ gia đình, cá nhân ở dự án 1 và 4 hộ gia đình, cá nhân ở nhóm 2, 5 hộ gia đình ở dự án 3 cho rằng không đồng ý về chính sách hỗ trợ). Đó cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.

Hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, chưa có sự thống nhất giữa các nội dung trong hệ thống pháp luật. Sự buông lỏng quản lý đất đai trong thời gian dài của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là ở cấp phường, xã trước đây dẫn tới khi thực hiện công tác BTHT & TĐC rất khó khăn xác định nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, cũng như những biến động về đất đai, tài sản trên đất.

Chưa tạo được việc làm cho người có đất bị thu hồi, chủ yếu bồi thường bằng tiền gây khó khăn cho người lao động bị thu hồi đất trong độ tuổi lao động, người dân bị thu hồi đất nông nghiệp và bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở bị mất một thời gian dài mới ổn định sản xuất. Vấn đề tái định cư còn nhiều bất cập, việc tiến hành xây dựng các địa điểm tái định cư còn chậm, chưa có sự chuẩn bị trước. UBND thành phố Việt Trì xây dựng khu tái đinh cư tập trung, tuy nhiên có rất nhiều hộ dân phản đối, nguyên nhân do các hộ dân yêu cầu tái định cư phải gần địa phương...

- Công tác tổ chức thực hiện còn chưa quyết liệt từ trên xuống dưới; một số

cán bộ thiếu trách nhiệm, đôi khi còn né tránh, ngại va chạm với người bị thu hồi đất. Việc thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng đúng pháp luật tại địa phương chưa được người dân quan tâm nhiều.

* Một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trong quá trình xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, nhiều lần thay đổi các văn bản pháp lý làm thay đổi phương án bồi thường nên ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Các hộ bị thu hồi đất ở có nguồn gốc phức tạp gây khó khăn cho công tác điều tra và lập phương án bồi thường, hỗ trợ.

- Nguyên nhân chủ quan:

Công tác quản lý đất đai ở địa phương chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn, chiếm đất mà chưa được xử lý, ngăn chặn. Trên thực tế có không ít hiện tượng lấn, chiếm trái phép, làm nhà trên đất nông nghiệp hoặc tự ý tách hộ. Khi biết có dự án tranh thủ làm nhà, trồng cây để vụ lợi. Chính quyền địa phương biết nhưng không kiên quyết xử lý làm vụ việc ngày một trở nên phức tạp khi xử lý bồi thường. Việc vận dụng các chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất chưa được linh hoạt, đôi khi còn cứng nhắc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.Sự phối hợp giữa các ngành trong huyện còn chưa được chặt chẽ. Một số cán bộ công chức còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, năng lực lãnh đạo, chưa cương quyết, đùn đẩy trách nhiệm trong công việc.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w