Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 94 - 96)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5.2.Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống

3.5. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁ

3.5.2.Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống

sống cho người có đất bị thu hồi

Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất, đưa công tác đào tạo nghề đi trứơc một bước so với tiến độ thu hồi đất. Kế hoạch này phải được trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai trước khi đưa ra quyết định thu hồi đất, hoặc chậm nhất cũng phải trình đồng

cho người dân khi bị thu hồi đất có thể nhanh chóng có nghề để tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống.

Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi cần chuyển đổi nghề phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những giải pháp khác nhau như dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc, có chính sách ưu tiên xuất khẩu lao động kỹ thuật đối với lao động trẻ qua đào tạo chuyển đổi nghề; hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương…

Vì vậy nên phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho nhân dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này; có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại; có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để làm được điều này địa phương cần kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh mở các lớp đào tạo ngắn hạn, khuyến nông miễn phí.

Phải có cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề tại địa phương để đào tạo nghề có địa chỉ uy tín và chất lượng cao. Khuyến khích các hộ sử dụng tiền bồi thường để cho con em học nghề, học ngoại ngữ… tạo điều kiện cho họ đi lao động xuất khẩu.

Giúp nông dân khắc phục các hạn chế, tiếp cận các cơ hội việc làm một cách bền vững. Một trong những nguyên nhân khiến người nông dân thiếu việc làm hoặc thất nghiệp là do những hạn chế từ chính bản thân họ - hạn chế về nhận thức, trình độ nghề nghiệp, kỹ năng lao động, tác phong lao động.

Hỗ trợ mạnh mẽ để tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại, chuyển sang phát triển nông nghiệp đô thị đạt giá trị và hiệu quả cao; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Khi xây dựng phương án đầu tư từng dự án, phải ghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để

người dân biết và giám sát quá trình thực hiện.

+ Đối với lao động trẻ tuổi của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là những người được đào tạo chuyển đổi nghề. Nên dùng một phần tiền bồi thường để đào tạo nghề bắt buộc, có chính sách ưu tiên xuất khẩu lao động kỹ thuật đối với lao động trẻ qua đào đạo chuyển đổi nghề.

+ Đối với lao động trẻ của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chưa có việc làm, chưa qua đào tạo: Lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động trẻ, bao gồm đa số những người chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động rất kém. Do đó, cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương,..

+ Đối với lao động trên 35 tuổi trở lên và lao động có trình độ học vấn thấp, đối tượng này chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, khi bị thu hồi khó thích nghi với môi trường mới và thị trường lao động, không đủ trình độ văn hoá để tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề; tâm lý ngại xa gia đình, ngại chi phí cho đào tạo. Vì vậy, nên phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này; có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại; có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để thực hiện được điều đó, địa phương cần có sự kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh mở các lớp đào tạo ngắn hạn...

+ Phát triển các dịch vụ liền kề gắn với khu đô thị và khu vực xây dựng Bệnh viện để người dân có thể có việc làm; hỗ trợ mạnh mẽ để tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại, chuyển sang phát triển nông nghiệp đô thị đạt giá trị và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ TRIỂN KHAI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2019 (Trang 94 - 96)