3.1.1.1. Thảo Luận nhóm
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận dự kiến gồm 08 người trong đó có 01 trưởng phòng Tổ chức Nhân sự, 01 trưởng phòng Văn phòng và 06 nhân viên làm việc ở các phòng ban kinh doanh khác nhau thuộc VIETSOVPETRO. Nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo trong mô hình nghiên cứu sao cho phù hợp với thực tế của cán bộ nhân viên tại đơn vị.
Kết quả thảo luận cho thấy, tất cả 8 cán bộ, nhân viên VIETSOVPETRO đều đồng ý với 5 nhóm nhân tố và mô hình nghiên cứu của tác giả đề xuất và không bổ sung thêm nhân tố nào. Đối với các phát biểu trong từng thành phần, sau quá trình thảo luận đã có một số điều chỉnh nhỏ như bỏ bớt một số phát biểu không thực sự cần thiết trong môi trường của VIETSOVPETRO ở thời điểm thực hiện nghiên cứu.
Thông qua quá trình thảo luận nhóm, hỏi ý kiến chuyên gia kết quả đạt được như sau: Các ý kiến đều cơ bản nhất trí với những nội dung dự kiến cho việc thiết kế nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng trong công việc của cán bộ nhân viên khối văn phòng tại VIETSOVPETRO. Thông qua kết quả nghiên cứu ở bước này, thang đo ban đầu sẽ được điều chỉnh và được đặt tên là thang đo chính thức. Các thang đo sử dụng để đo lường trong đề tài này đã được kiểm định trong nhiều nghiên cứu ở các đơn vị khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng các thang đo là để đảm bảo ý nghĩa của biến quan sát. Các thang đo được điều chỉnh dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu sơ bộ.
3.1.1.2. Các thang đo
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo likert 5 cấp độ từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý. Thang đo về các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ nhân viên khối văn phòng tại VIETSOVPETRO tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu được kế thừa từ thang đo chỉ số
mô tả công việc (JDI) của Smith, thang đo chỉ số mô tả công việc điều chỉnh (AJDI) của Trần Kim Dung (2005) và thang đo mức độ sự hài lòng của nhân viên trong tổ chức của Trần Kim Dung (2010) và Trịnh Thị Xuân Tuyền (2020).
Thang đo về sự hài lòng trong công việc của cán bộ nhân viên bao gồm 05 yếu tố là: Điều kiện làm việc, Thu nhập và phúc lợi, Quan hệ công việc, Cơ hội thăng tiến, Công nhận sự đóng góp cá nhân. Các biến quan sát của các yếu tố trên sẽ được phát biểu sao cho phù hợp với người lao động là cán bộ nhân viên khối văn phòng hiện đang công tác tại VIETSOVPETRO, đây cũng là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Cụ thể như sau:
Bảng 3. 2: Các khái niệm và thang đo trong mô hình nghiên cứu
STT Phát biểu Nguồn
Điều kiện làm việc Trần Kim Dung (2010),
Nghệ Thanh Thanh (2018), Trịnh Thị Xuân
Tuyền (2020) 1 Trang thiết bị phục vụ trong công việc được trang bị
đầy đủ, hiện đại
2 Quy chế làm việc cụ thể, phù hợp, công khai 3 Không gian làm việc thoáng mát, yên tĩnh
Quan hệ công việc Trần Kim Dung (2010),
Nghệ Thanh Thanh (2018), Trịnh Thị Xuân
Tuyền (2020) 4 Đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện, cởi mở
5
Đồng nghiệp luôn hợp tác, phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc
6
Có sự công bằng đối với tất cả mọi người trong cơ quan
7 Cấp trên là người thân thiện, tôn trọng cấp dưới 8 Ý kiến cá nhân được cấp trên lắng nghe
Thu nhập và phúc lợi Trần Kim Dung (2010),
Nghệ Thanh Thanh (2018), Trịnh Thị Xuân
Tuyền (2020) 9
Mức thu nhập tương xứng với năng lực và công việc được giao
10 Thu nhập được trả đúng thời gian
11 Thu nhập đảm bảo được cuộc sống ổn định
12 Được nhận các khoản tiền thưởng trong các dịp lễ, tết 13 Được đóng bảo hiểm đầy đủ
Cơ hội thăng tiến Trần Kim Dung (2010), Nghệ Thanh Thanh (2018), Trịnh Thị Xuân
Tuyền (2020) 14
Cơ hội thăng tiến và công bằng cho mọi người trong cơ quan
15
Cơ hội thăng tiến trong mảng công việc đang phụ trách
16
Được phổ biến, thông tin rõ các điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết để thăng tiến
17
Lãnh đạo cơ quan luôn tạo điều kiện và quan tâm đến sự thăng tiến của nhân viên
18
Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Sự công nhận đóng góp cá nhân Trần Kim Dung (2010),
Nghệ Thanh Thanh (2018), Trịnh Thị Xuân
Tuyền (2020) 19 Ý kiến sang kiến được áp dụng, triển khai thực hiện
trong cơ quan, đơn vị
20 Được cấp có thẩm quyền ghi nhận và khen thưởng trước tập thể khi đạt được thành tích
21 Được mọi người công nhận, tôn trọng những đóng góp cá nhân
Sự hài lòng Trần Kim Dung (2010),
Nghệ Thanh Thanh (2018), Trịnh Thị Xuân
Tuyền (2020) 22 Nói chung tôi yêu thích công việc của mình.
23 Nói chung tôi hài lòng khi làm việc ở đây. 24 Tôi sẽ gắn bó với công việc này ở đây lâu dài.
25 Tôi xem VIETSOVPETRO như mái nhà thứ hai của mình.
3.1.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Trên cơ sở của kết quả thảo luận nhóm, kết hợp với thang đo đã tổng hợp từ các nghiên cứu trước của Smith (1969) và Trần Kim Dung (2005, 2010), Trịnh Thị Xuân Tuyền (2020), Nghê Thanh Thanh (2018) và hiểu chỉnh một số câu từ thông qua thảo luận nhóm và chuyên gia, bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần như sau:
Phần I của bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập sự đánh giá của nhân viên về sự hài lòng trong công việc của họ. Phần I được thiết kế gồm các biến quan sát.
Phần II của bảng câu hỏi là các thông tin phân loại đối tượng phỏng vấn. Bảng câu hỏi thiết kế lần thứ nhất sẽ được gửi đi tham khảo ý kiến của nhân viên và lãnh đạo một số Vietsovpetro, sau đó sẽ tiến hành phỏng vấn thử 30 nhân viên để kiểm tra mức độ rõ ràng về ngữ nghĩa và tính hợp lý. Sau đó, bảng câu hỏi được hiệu chỉnh lần cuối cùng.
Bảng câu hỏi chính thức sẽ được hoàn thiện và gởi đến các đối tượng để tiến hành phỏng vấn chính thức.