Hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ nhân viên khối văn phòng tại liên doanh vietsovpetro (Trang 69 - 73)

Nghiên cứu này có ý nghĩa nhất định đối với các nhà quản lý của VIETSOVPETRO Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả khảo sát đối với 198 nhân viên cho thấy rằng mức độ hài lòng trung bình 3.89 là khá cao tuy nhiên cũng cần tiếp tục nỗ lực cải thiện hơn nữa bởi trong môi trường cạnh tranh nhân lực ngày càng tăng giữa các doanh nghiệp, đặc biệt khi có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực dầu khí thì việc giữ chân nhân viên, đặc biệt là các nhân viên giỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của tập đoàn. Do vậy, các nhà quản lý VIETSOVPETRO Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Bởi lẽ, khi có sự hài lòng trong công việc cao người lao động sẽ làm việc hiệu quả hơn và gắn bó lâu dài với đơn vị. Từ kết quả của phân tích hồi quy bội cho thấy rằng các thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên VIETSOVPETRO gồm 5 yếu tố. Mức độ ảnh hưởng của các thành phần này được thể hiện thông qua hệ số hồi quy sẽ giúp cho các nhà quản lý của VIETSOVPETRO thấy được là nên tập trung nguồn lực để tác động vào thành phần nào để thúc đẩy nhanh hơn sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Từ kết quả kiểm định mô hình nêu trên, tác giả nêu ra một số hàm ý quản trị như sau:

5.2.1. Cơ hội thăng tiến

Trong bối cảnh phát triển toàn cầu hiện này, thăng tiến trong công việc là một nhu cầu thiết thực của cán bộ nhân viên đang làm việc trong các tổ chức đặc biệt là các tổ chức nhà nước, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như thể hiện được giá trị của mỗi con người. Chính vì thế cần quan tâm, thiết lập hệ thống chính sách, quy định về sự thăng tiến một cách phù hợp để cán bộ nhân viên chủ động hoàn thiện cá nhân, có phương hướng phấn đầu, từ đó thúc đẩy được tinh thần quyết tâm, động lực làm việc, đồng thời là cũng là cơ sở để thu hút, giữ chân người giỏi, người tài đến và yên tâm công tác. Lãnh đạo đơn vị cần đánh giá sở trường của từng cán bộ nhân viên, để sắp xếp bố trí phù hợp, đồng thời tạo điều kiện để họ thể hiện được bản thân, định hướng cho họ nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp, khi đó người lao động sẽ có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn trong thực thi công việc. Cơ hội thăng tiến dành cho những người thật sự xứng đáng, được sự tín nhiệm của mọi người xung quanh, do đó, các cơ quan, đơn vị cần minh bạch, công bằng trong việc tạo cơ hội thăng tiến cho mọi người và thiết lập hướng thăng tiến rõ ràng cho tất cả nhân viên qua đó góp phần nâng cao sự hài lòng của họ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, các cơ quan, đơn vị cần quy định rõ ràng về chính sách thăng tiến, đảm bảo thăng tiến phải dựa trên năng lực, hiệu quả công việc và đảm bảo công bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội thăng tiến.

5.2.2. Thu nhập và Phúc lợi

Trong thời gian qua, dưới tác động của khủng hoảng giá dầu, dịch bệnh covid phức tạp cũng như những nguyên nhân chủ quan từ thời kỳ trước đã tạo ra những khó khăn không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập và phúc lợi cho cán bộ nhân viên. Mặc dù vậy đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sự hài lòng của cán bộ nhân viên góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh doanh của VIETSOVPETRO.

Để giải quyết đến tận gốc rễ bài toán này lãnh đạo tập đoàn cần tiếp tục không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và định biên lao động; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính và hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động phù hợp với 05 nhiềm vụ chính đã đề ra của lãnh đạo tập đoàn. Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm. VIETSOVPETRO chỉ trả lương bổ sung theo vị trí công việc gắn liền với KPIs, đây là cơ sở để đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của từng cán bộ, một tiêu chí công bằng để chi trả tiền lương, thu nhập, đảm bảo công bằng nội bộ và cạnh tranh với thị trường lao động nhằm tạo động lực nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên thị trường và giữ chân người lao động có trình độ, năng lực, gắn bó lâu dài với VIETSOVPETRO.

Thực tế, Việc cắt giảm nhân sự và các đầu mối quản lý trung gian làm tăng khối lượng và áp lực công việc cho các bộ phận còn lại, làm thay đổi cách thức tổ chức thực hiện công việc khi sát nhập các bộ phận... Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Vietsovpetro hợp lý hóa bộ máy, nâng cao hiệu quả quản trị, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

Cần tiếp tục thực hiện chủ trương của lãnh đạo tập đoàn về “Tăng cường tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Vietsovpetro”. Trong giai đoạn vừa qua, Vietsovpetro đã bảo đảm nhân lực cho mọi yêu cầu hoạt động, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất được giao. Quan trọng hơn cả, trong điều kiện sản lượng khai thác dầu suy giảm và giá dầu thế giới xuống thấp trong nhiều năm, nhưng thu nhập của CBCNV Vietsovpetro cơ bản được bảo đảm, các chế độ phúc lợi vẫn được duy trì. Tuy nhiên cần gia tăng hơn nữa trong thời gian tới khi mà sức cạnh tranh về nguồn nhân lực đang gia tăng.

Cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các chủ trương đúng đắn của nhiệm kỳ 2020- 2025, mà Đảng bộ Vietsovpetro đề ra được cụ thể hóa bằng 5 nhiệm vụ, trong đó có tái cơ cấu, hiện đại hóa hệ thống quản trị và phát triển nguồn nhân lực. Nói cách

khác, trong giai đoạn 2020-2025, công tác hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại Vietsovpetro cần phải tiếp tục thực hiện với yêu cầu cao hơn.

Trong thời gian tới, Vietsovpetro cần nghiên cứu áp dụng mô hình phù hợp theo chương trình hoạt động sản xuất dài hạn, tập trung thành các khối sản xuất, vừa thực hiện nhiệm vụ khai thác của Lô 09-1 theo cơ chế Hiệp định, vừa tham gia các dự án mới ngoài Lô 09-1 và có thể thực hiện các dịch vụ theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc cạnh tranh, hiệu quả, có lợi nhuận và tự trang trải chi phí, ổn định trong ngắn hạn và có thể phát triển trong dài hạn. Tiếp đến, Vietsovpetro áp dụng các phương thức quản trị mới, hiện đại đối với các phòng ban, bộ phận có điều kiện quản lý, hạch toán tương đối độc lập, bảo đảm hiệu quả, tinh gọn, linh hoạt, phản ứng nhanh và thích ứng với biến động của thị trường; ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các phần mềm quản lý giao việc và xử lý công việc để đẩy nhanh tốc độ giải quyết, giảm bớt thời gian, công sức thực hiện công việc; ứng dụng các công cụ quản trị tiên tiến như chỉ số đánh giá kết quả công việc, đánh giá nhân viên hằng năm nhằm bảo đảm tính công bằng và hiệu quả, khích lệ người lao động sáng tạo, cải tiến năng suất lao động và chất lượng công việc.

Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí có tính đặc thù, nhân sự dầu khí có yêu cầu chuyên môn sâu chuyên biệt, có sức khỏe và tuổi thọ nghề nghiệp giới hạn. Do đó, chế độ thù lao đối với nhân sự trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải có chính sách đặc thù tương ứng. Chế độ lương và các chính sách phúc lợi cần được xây dựng phù hợp, bảo đảm nguyên tắc làm việc nào thì hưởng lương chức danh tương xứng với công việc đó.

Thêm vào đó, Cần phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người lao động hiểu, chia sẻ khó khăn và ủng hô các chính sách của Vietsovpetro. Trong quá trình tái cơ cấu lại các đơn vị trong Vietsovpetro đã phần nào ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập và quyền lợi của người lao động, điều đó đã tác động không nhỏ tới tới tâm lý, tinh thần của người lao động, gây hoang mang, lo lắng, thậm trí là phản ứng tiêu cực của người lao động nếu như họ không được kịp thời tuyên truyền, giải thích thỏa đáng, rõ ràng. Với vai

trò là một tổ chức đoàn thể, gần gũi với quần chúng, Công đoàn Vietsovpetro sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình, kịp thời tuyên truyền, giải thích để người lao động hiểu việc thực hiện các chính sách trên là cần thiết, và đó cũng chính là cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của người lao động, từ đó người lao động chia sẻ và ủng hộ các chính sách của đơn vị.

5.2.3. Điều kiện làm việc

Hiện nay, cơ sở làm việc của đơn vị về cơ bạn được trang bị thiết bị tương đối đầy đủ theo dạng mua sắm tập trung. Tuy nhiên, để tạo một môi trường làm việc thoải mái, hiệu quả, nâng cao sự hài lòng trong công việc của cán bộ nhân viên, các nhà quản lý cần phải đánh giá, lựa chọn các nhà cung cấp trang thiết bị uy tín, đủ năng lực, có sản phẩm phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu cần thiết để phục vụ quá trình xử lý công việc của người lao động. Bên cạnh đó, cần thường xuyên sắp xếp các phòng, ban một các hợp lý, đảm bảo sự thoáng mát, thuận tiện. Cây cảnh là một sự lựa chọn cho các cơ quan, đơn vị nhằm điều hòa không khí, màu sắc tươi mát tại vị trí làm việc, cần lựa chọn những cây phù hợp, thích nghi tốt trong môi trường kín.

Bên cạnh đó, cần xây dựng một quy chế làm việc cụ thể, rõ ràng, công khai, phù hợp với thực tế để tất cả công chức cùng nhau thực hiện đảm bảo sự công bằng trong cơ quan, đơn vị. Tóm lại, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải chủ động quan tâm, nắm bắt tinh thần nguyện vọng của các nhân viên thông qua quan sát, trao đổi trực tiếp, để điều chỉnh điều kiện làm việc theo hướng tích cực làm cơ sở nâng cao sự hài lòng cho cán bộ nhân viên khối văn phòng trong tập đoàn.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ nhân viên khối văn phòng tại liên doanh vietsovpetro (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)