Tiêu chí đánh giá năng lực công chức nữ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cưmgar, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực công chức nữ

1.2.4.1. Tiêu chí đánh giá thông qua các yếu tố cấu thành năng lực của công chức nữ trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện

a. Kiến thức (thể hiện qua trình độ)

“Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó” [29, tr.1063]. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nữ công chức được hiểu là toàn bộ những kiến thức về một lĩnh vực cụ thể mà công chức đó nắm vững được [29].

+ Trình độ học vấn của công chức nữ là mức độ tri thức của công chức đó đạt được thông qua hệ thống giáo dục. Hiện nay, ở nước ta, trình độ học vấn được chia thành các cấp độ: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trình độ học vấn là nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; cũng là tiền đề để công chức đó tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước vào công việc và cuộc sống.

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức nữ được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định của công chức đó; thông qua các cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Đối với công chức nữ, trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng nhất, vì đây là những kiến thức liên quan đến công việc và việc tuyển dụng công chức hiện nay chủ yếu dựa vào trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, khi xem xét về trình độ chuyên môn của công chức nữ cần phải lưu ý đến sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc cũng như khả năng chiếm lĩnh tri thức, khả năng tích lũy kiến thức, kỹ năng và sự vận dụng trình độ chuyên môn vào thực tế công việc

+ Trình độ ngoại ngữ và tin học: Ngoại ngữ và tin học là công cụ rất quan trọng trong việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Do vậy, trình độ ngoại ngữ và tin học là một yếu tố cần thiết cho hoạt động của công chức nữ trong điều kiện hội nhập hiện nay; là những kiến thức về ngoại ngữ, tin học mà công chức nữ quản lý được trang bị, được đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu, tiêu chuẩn công việc, chức danh, nhiệm vụ được giao (chứng chỉ về ngoại ngữ như A, B, C, B1, B2...; tin học: Kỹ thuật viên, Tin học Văn phòng...). Tuy nhiên, để đánh giá công chức đó có đủ trình độ tin học, ngoại ngữ hay không cần phải đánh giá về kiến thức và kỹ năng về ngoại ngữ, về tin học mà công chức đó nắm giữ và vận dụng vào thực tế công việc.

+ Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của công chức. Trình độ lý luận chính trị phản ánh mức độ tri thức về

20

những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chế độ xã hội, bản chất nhà nước, chủ trương, đường lối, chính sách. Trình độ lý luận chính trị giúp công chức nữ nâng cao ý thức, bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã chọn. Có được những kiến thức này, công chức nữ sẽ hoạt động đúng hướng và đạt được hiệu quả cao.

+ Trình độ QLNN: QLNN là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước. Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý. Hoạt động công vụ vừa là hoạt động khoa học, vừa là hoạt động nghệ thuật; cho nên yêu cầu các công chức nữ quản lý phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những công việc cụ thể. Trình độ QLNN là một tiêu chí cần thiết, bởi hoạt động của các chức danh là hoạt động QLNN trên các lĩnh vực nên mỗi người công chức nữ phải trang bị cho mình những kiến thức về Nhà nước, pháp luật và nền HCNN; nắm vững và thành thạo các công cụ, kỹ năng, phương pháp điều hành QLNN. Những kiến thức này sẽ giúp cho họ hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của mình để giải quyết công việc có kết quả cao.

Đối với công chức nữ cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp huyện cần có: + Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Phải tốt nghiệp đại học, chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực được phân công phụ trách, đây là một tiêu chuẩn cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của một phòng, ban, cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN, tiêu chuẩn này cũng phù hợp với quy định của Đảng.

+ Về kiến thức QLNN: Phải được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên trở lên. Những kiến thức này sẽ giúp cho họ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của mình để giải quyết công việc có kết quả cao.

+ Về trình độ ngoại ngữ: Phải biết sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ (tương đương trình độ B trở lên) để phục vụ cho giao tiếp và nghiên cứu tài liệu.

+ Về trình độ tin học: Phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác.

b. Kỹ năng nghiệp vụ: Là tổng hợp những cách thức, phương thức, biện pháp tổ chức và thực hiện giải quyết công việc của công chức nữ, điều này thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế. Sự thành thạo và nắm vững nghiệp vụ, chỉ một số ít kỹ năng nghiệp vụ cơ bản mang tính lý thuyết của cá nhân được hình thành trong quá trình đào tạo tại trường học, còn phần lớn các kỹ năng mang tính thực tế cần thiết cho quá trình giải quyết công việc được hình thành trong quá trình công tác, đó là kinh nghiệm thực tế. Người nào càng có nhiều kinh nghiệm thực tế thì người đó càng có nhiều kỹ năng và mức độ thành thạo các kỹ năng càng cao hoặc các kỹ năng đó có thể có được do sự truyền đạt, trao đổi với nhau.

Ngoài những kỹ năng chủ yếu mà người công chức chuyên môn ở các CQCM thuộc UBND cấp huyện cần trang bị, người công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND cấp huyện cần sử dụng thành thạo và nắm chắc một số kỹ năng sau:

21

+ Kỹ năng tham mưu: Là tổng hợp các hành động của chủ thể nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó bao gồm quá trình chuẩn bị, nghiên cứu, phân tích, tham định, hướng dẫn, soạn thảo các nội dung, từ đó đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo cơ quan để giải quyết một hoặc một số vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công. Đối với công chức các CQCM thuộc UBND huyện nói chung và công chức nữ nói riêng, kỹ năng tham mưu là kỹ năng quan trọng nhất, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của phòng mình.

+ Kỹ năng lập kế hoạch: lập kế hoạch là một quá trình nhằm xác định mục tiêu của tổ chức cùng các phương thức thích hợp và các nguồn lực để đạt mục tiêu. Quy trình lập kế hoạch trong tổ chức bao gồm: Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về tổ chức; xác định mục tiêu; Xác định các giải pháp thực hiện mục tiêu và những nội dung bản kế hoạch; dự thảo bản kế hoạch; Lấy ý kiến của cán bộ, công chức trong cơ quan về nội dung dự thảo kế hoạch và chỉnh sửa dự thảo kế hoạch; Trình duyệt, thông qua chính thức bản kế hoạch. Để có thể có kỹ năng lập kế hoạch người tham mưu lập kế hoạch phải nắm được kỹ thuật xác định cây vấn đề và kỹ thuật phân tích môi trường bên trong và bên ngoài.

+ Kỹ năng soạn thảo văn bản: Một trong những phương tiện truyền đạt thông tin trong QLNN là văn bản QLNN. Trong các cơ quan HCNN, văn bản quản lý HCNN là một bộ phận của văn bản QLNN, bao gồm những văn bản của các cơ quan nhà nước (mà chủ yếu là các cơ quan HCNN) dùng để đưa ra các quyết định và chuyển tải các thông tin quản lý trong hoạt động chấp hành và điều hành.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, văn bản quản lý HCNN cần đảm bảo những yêu cầu về nội dung, về ngôn ngữ soạn thảo văn bản; về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

+ Kỹ năng phân công và phối hợp trong hoạt động công vụ: Phân công công việc là sự phân chia các hoạt động giữa các đơn vị, cá nhân khác nhau thuộc các lĩnh vực bổ sung cho nhau nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Phối hợp là quá trình liên kết các hoạt động của các cán bộ, công chức, các cơ quan hành chính, các tổ chức xã hội một cách có ý thức và có kế hoạch, nhằm thực hiện mục tiêu chung theo phương pháp can thiệp đã được thống nhất trước. Trong phân công công việc, công chức nữ cần phải nắm được kỹ năng lựa chọn phương án phân công công việc và hỗ trợ điều kiện để thực hiện công việc. Trong phối hợp, công chức nữ cần nắm kỹ năng chủ trì hoạt động phối hợp của nhà quản lý và kỹ năng của các thành viên trong phối hợp.

+ Kỹ năng tư duy và phân tích vấn đề: Công chức nữ phải có kỹ năng tư duy và phân tích vấn đề. Kỹ năng này thể hiện ở khả năng thấy được bức tranh khái quát, nhận ra được những nhân tố chính trong mỗi hoàn cảnh. Điều này đòi hỏi công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND cấp huyện phải đáp ứng được yêu cầu về các loại năng lực, đó là phân tích tổng hợp vấn đề một cách có hệ thống cùng với việc nắm bắt tốt cơ hội và tiếp cận, nắm bắt và phát triển được các vấn đề mới, có phương pháp làm việc một cách khoa học, sáng tạo, có tư duy chiến lược một cách có hệ thống về các mặt hoạt động của lĩnh vực mình phụ trách. Điều quan trọng đối với năng lực này, công chức nữ cần có vốn hiểu biết, có kiến thức tốt để nắm

22

vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không phải chỉ nắm vững mà phải biết vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với lĩnh vực của mình.

+ Kỹ năng quan hệ, giao tiếp ứng xử: Là năng lực không thể thiếu đối với công chức nữ; đó là sự thể hiện ở khả năng làm việc với con người, khả năng hợp tác, động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể và là một thành viên tích cực của tập thể. Cùng với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ cũng cần có nghệ thuật trong giao tiếp ứng xử, điều này thể hiện trong quan hệ với bên ngoài cần tạo ra sự tôn trọng nhau, có cách ứng xử linh hoạt trong việc truyền đạt, chia sẻ thông tin phải rõ ràng, chính xác, giải quyết và điều hòa tốt các mâu thuẫn trong cơ quan.

+ Kỹ năng quản lý bản thân: Kiểm soát và làm chủ bản thân mình thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công việc, xử lý tốt đối với sức ép và căng thẳng; biết lắng nghe ý kiến phản hồi, linh hoạt trong công việc. Hơn thế nữa, phải quản lý thời gian hợp lý trong việc chấp hành kỷ luật lao động; thực hiện tốt công việc đúng tiến độ với chất lượng cao.

c.Thái độ: Đạo đức trong hoạt động công vụ của công chức giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Thái độ, ý thức thực thi công vụ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của mỗi công chức. Nếu có thái độ, ý thức phù hợp thì công việc được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn và nhận được sự ủng hộ của các cá nhân khác. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố thể chất, tâm lý của cá nhân. Bởi cùng chung một hiện tượng nhưng người khác nhau sẽ có quan điểm và cách ứng xử khác nhau. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tác phong làm việc, văn hóa tổ chức, động lực làm việc của công chức nữ. Là một công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND cấp huyện tự tin là một trong những tố chất hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, ý chí, nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm cũng là một phần thái độ giúp công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND cấp huyện thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

1.2.3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực của công chức nữ trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thông qua kết quả thực thi công vụ:

Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ; phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức nữ. Đánh giá thực hiện công vụ thực chất là xem xét, so sánh giữa thực hiện nhiệm vụ cụ thể của công chức với những tiêu chuẩn đã được xác định trong tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc. Nếu công chức nữ liên tục không hoàn thành nhiệm vụ mà không phải do lỗi của tổ chức thì có thể kết luận năng lực của công chức nữ đó thấp, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao ngay cả khi công chức đó có trình độ chuyên môn đào tạo cao hơn yêu cầu của công việc.

Để đánh giá đúng việc thực hiện công việc của công chức nữ đòi hỏi các CQCM phải tiến hành phân tích công việc một cách khoa học, xây dựng bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ thực thi công việc và bản tiêu chuẩn hoàn thành công việc. Khi phân tích đánh giá về chất lượng công chức trên cơ sở tiêu chí về kết quả thực thi công vụ của công chức cần phải phân tích làm rõ

23

các nguyên nhân của công việc công chức nữ không hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cưmgar, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)