Công tác đào tạo, bồi dưỡng:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cưmgar, tỉnh đắk lắk (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng:

Đào tạo bồi dưỡng công chức được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của công chức; Hướng tới mục tiêu tạo được sự thay đổi về chất trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn, chức danh, ngạch bậc, của công chức và nhu cầu xây dựng nguồn lực của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức là quá trình trang bị cho công chức những kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc cần thiết, trước hết là những kiến thức liên quan đến hoạt động chuyên môn của công chức, kiến thức về lý luận chính trị, cùng với đó là bồi dưỡng về các kỹ năng trong thực thi công việc hay kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Nghị định sổ 18/2010/NĐ-CP, ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhấn mạnh: “Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cấp nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao”.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thời kỳ hiện nay nhằm xây dựng đội ngũ công chức để trở thành những người có đạo đức cách mạng trong sáng, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao, năng động và sáng tạo đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại và hội nhập quốc tế. Phải là công bộc của dân, hết lòng vì nhân dân phục vụ. Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức được thực hiện theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức, theo đó công chức được cử đi đào tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch như đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, bồi dưỡng theo từng chức danh.

Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, cán bộ, công chức nhà nước nói chung và công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện nói riêng còn cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức về ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, công nghệ thông tin và đặc biệt là kiến thức về khoa học quản lý hiện đại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cưmgar, tỉnh đắk lắk (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)