Nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới trong toàn xã hội, tạo sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cưmgar, tỉnh đắk lắk (Trang 66 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới trong toàn xã hội, tạo sự

sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và phương thức lãnh đạo của cấp ủy và người đứng đầu

Hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiêu văn bản pháp luật để quy định, thực hiện công tác bình đẳng giới trong xã hội như: Luật Bình đẳng giới năm 2006; Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm Bình đẳng giới; Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện biện pháp Bình đẳng giới đối với nữ CBCCVC giai đoạn 2016 – 2020; Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 quy định trách nhiệm của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước… Để nâng cao nhận thực của toàn xã hội và các cấp, các ngành đối với đội ngũ công chức nữ thì cần triển khai các giải pháp sau:

Cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức, quan điểm về công tác cán bộ nữ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới gắn với việc thực hiện Chương trình hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ và BĐG tại các cơ quan, đơn vị toàn huyện; tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức về giới cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt

57

là cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng nhiều hình thức.

Cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về BĐG, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội tham gia QLNN; tham gia vào quá trình hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các lĩnh vực có liên quan đến phụ nữ.

Để công tác cán bộ nữ và BĐG thực hiện có hiệu quả, Chính phủ cần ban hành cơ chế, chính sách quy định đảm bảo chỉ tiêu tối thiểu ít nhất có 30% tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý; tạo nguồn cán bộ nữ bằng việc quy hoạch cán bộ nữ chủ chốt từ trưởng, phó phòng, ban, ngành cấp huyện trở lên. Quy định cụ thể về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bo nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ; đặc biệt chú trọng cán bộ nữ là trí thức, công nhân, người dân tộc thiểu số. Có chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ công tác ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ nữ đi học có con dưới 36 tháng tuổi.

Cần làm tốt công tác truyền thông để thay đổi nhận thức của xã hội đối với việc phụ nữ tham gia công tác xã hội là vấn đề tự nhiên như “con người sinh ra cần phải thở”. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình về sức khỏe, nuôi dạy con cần lồng ghép tuyên truyền về trách nhiệm của hai giới và sự ngang bằng của cả hai giới về mọi mặt. Nhất là lồng ghép giới trong các hoạt động tập huấn chính sách cho lãnh đạo nam, công chức nữ quản lý, lãnh đạo... nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với công tác cán bộ nữ. Xóa bỏ tâm lý coi thường phụ nữ hoặc tâm lý chiếm hữu lĩnh vực chính trị là lĩnh vực riêng của nam giới.

Tuy nhiên, cách làm đối với từng đối tượng hoàn toàn khác nhau, sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả thiết thực, tránh hiện tượng tuyên truyền một cách chung chung, hình thức. Cùng với có phải có hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm thực hiện một cách nghiêm túc, nếu xảy ra sai xót gây hậu quả phải có xử phạt nghiêm minh, công khai giúp cho mọi người thấy được trách nhiệm, bon phận, Từ đó có thể khai thác được tiềm năng, thế mạnh của công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện, tránh để lãng phí do nhận thức chưa đầy đủ về đội ngũ này. Do đó, cần tập trung vào:

Thứ nhất, đối với người dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về nâng cao năng lực của công chức các CQCM thuộc UBND huyện cho mọi người trong xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức sinh hoạt cộng đồng về BĐG, về vị trí, vai trò của của công chức nữ các CQCM thuộc UBND huyện. Đối với người dân, việc làm này cần được tiến hành thường xuyên. Cần phân tích cho người dân thấy được sự bất bình đẳng trên nhiều khía cạnh sẽ là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của chính bản thân công chức nữ từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Mục đích giúp cho người dân nhận thức được vai trò, vị trí của công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Thứ hai, đối với thành viên trong các gia đình, đặc biệt là nam giới. Nam giới phải thấy được trách nhiệm của mình trong việc đóng góp vào thành công của công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện nên họ phải sẵn sàng giúp đỡ, tạo

58

điều kiện và ủng hộ người phụ nữ trong gia đình mình thăng tiến trong công việc và sự nghiệp. Trong gia đình, nam giới ủng hộ và tôn trọng ý kiến của người phụ nữ thì họ mới có cơ hội phát triển ở xã hội. Tại cơ quan, nếu nam giới tôn trọng và ủng hộ công chức nữ quản lý thì họ mới có cơ hội được tham gia, đóng góp ý kiến, được ủng hộ học tập, nâng cao trình độ... Mặt khác nam giới phải nhận thức được tiềm năng, thế mạnh, năng lực và vai trò của công chức nữ quản lý trong quá trình phát triển của địa phương, thấy được trong quá trình phát triển của địa phương phải có được và không thể thiếu sự đóng góp của công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện. Khẳng định vai trò quan trọng của công chức nữ quản lý như một lực lượng tham gia tích cực cùng vơi nam giới làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển.

Thứ ba, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện cần phát huy vai trò là cơ quan Thường trực của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện, nghiên cứu tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ nữ của huyện; thường xuyên phối hợp, hỗ trợ với các CQCM thực hiện các hoạt động đầy mạnh công tác cán bộ nữ từ các chương trình, nguồn lực của Trung ương.

Hội LHPN huyện tăng cường phối hợp với các CQCM thuộc UBND huyện trong việc trao đổi thông tin và tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ huyện nhà nói chung và công chức nữ quản lý nói riêng trong tình hình mới.

Nêu cao vai trò của Ban chấp hành hội liên hiệp phụ nữ các cấp là nòng cốt giúp cấp ủy các cấp để lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ nữ.

Các CQCM thuộc UBND huyện tăng cường quán triệt, chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ nữ nói chung một cách quyết liệt, hiệu quả, xem đây là nhiệm vụ chính trị cần quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục.

Tóm lại, việc nâng cao năng lực công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện phụ thuộc rất lớn vào việc nâng cao nhận thức về giới và BĐG của toàn xã hội. Đấu tranh vì sự phát triển của phụ nữ nói chung, công chức nữ ở các CQCM thuộc UBND huyện nói riêng là một công việc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc; nó không chỉ đòi hỏi kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc mà còn đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ cũng như sự nỗ lực chung của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cưmgar, tỉnh đắk lắk (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)