7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về công tác cán
cán bộ nữ
Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ trong những năm tới, một trong những nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là: “Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ” [7, tr.205], trong đó, “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [7, tr.205]; “Tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ...” [7, tr.206].
Ngày 20/01/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 21- CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Ban Bí thư Trung ương khẳng định tiếp tục Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ, về công tác phụ nữ và BĐG. Hoàn thiện luật pháp, chính sách về BĐG, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, tôn vinh nhằm khơi dậy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo, khát vọng của đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý…. [2, tr.2]
Tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, tiếp cận với khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển cuả đất nước.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Đảng ta đã tiếp tục xác định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng cho đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài bền vững. [30, tr.4].
Đồng thời, các Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng liên quan đến công tác cán bộ đều đặt ra mục tiêu, quy định tỷ lệ nữ và có các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp trong từng giai đoạn cụ thể
Như vậy, công tác cán bộ chỉ thật sự tốt khi được xem xét toàn diện về giới và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giới. Thiếu điều đó sẽ làm cho công tác cán bộ phiến diện, mất cân đối, kém chất lượng do không huy động được nhân tài từ cả giới nam và nữ. Làm tốt công tác cán bộ nữ không những tạo ra lực lượng cán bộ nữ có phẩm chất, năng lực cho Đảng, chính quyền mà còn tác động tích cực, tạo
53 sức mạnh tổng hợp cho toàn hệ thống chính trị.
Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, tạo cơ sở phảp lý cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ như: Luật Bình đẳng giới năm 2006; Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm Bình đẳng giới; Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện biện pháp Bình đẳng giới đối với nữ CBCCVC giai đoạn 2016 – 2020; Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 quy định trách nhiệm của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước. Đặc biệt, thể chế hóa chủ trương của Đảng về kéo dài tuổi công tác đối với cán bộ nữ, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 3 Đìều 187 của Bộ Luật Lao động, trong đó có đối tượng là cán bộ, công chức nữ; quy định cụ thể các chức danh nữ Thứ trưởng và tương đương được kéo dài đến 60 tuổi đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.