Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cưmgar, tỉnh đắk lắk (Trang 75 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

UBND huyện, trước hết phải thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của công chức nữ; tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; Thủ trưởng các CQCM thuộc UBND huyện phải có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho từng công chức nữ hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác và vị trí việc làm; chấn chỉnh các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính; đồng thời xây dựng quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo quy định.

3.2.7. Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công chức nữ. công chức nữ.

Trong công tác quản lý cán bộ, công chức nói chung và quản lý công chức nữ nói riêng thì công tác thanh tra, kiểm tra và tiếp nhận ý kiến phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức và giải quyết khiếu nại tố cáo là hết sức cần thiết. Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận phản ánh kiến nghị và xử lý khiếu nại tố cáo nhằm

66

phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để từ đó có biện pháp khắc phục, xử lý. Ngoài ra công tác này còn có tính chất phòng ngừa các hành vi để nó không xảy ra. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật thì công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận phản ánh kiến nghị là hết sức cần thiết.

Đối với việc thanh tra, kiểm tra việc thực thi công vụ của công chức nữ: Cơ quan sử dụng công chức cần chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với công chức, cần đảm bảo cho đội ngũ công chức thực hiện đúng các quy định của CBCC. Cần đảm bảo kỷ luật, kỷ cương của công chức trong quá trình thực thi công vụ. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành giờ làm việc, nội quy, quy chế của cơ quan. Cần kiểm tra việc giao tiếp, ứng xử của công chức khi tiếp dân. Tăng cường kiểm tra nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức.

Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của công chức nữ phải được tiến hành thường xuyên, không chờ khi cán bộ vi phạm nghiêm trọng mới kiểm tra xử lý kỷ luật.

Rà soát, hoàn thiện nội quy, quy chế làm việc cơ quan phù hợp với yêu cầu về cải tiến lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, trong đó cần nêu rõ biện pháp về cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức nữ, cơ chế phê bình, hạ bậc thi đua, hạ bậc đánh giá xếp loại đối với các trường hợp không chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương, vi phạm quy định về đạo đức công vụ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cưmgar, tỉnh đắk lắk (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)