Quyền tự đề ra điều lệ và quy chế của tổ chức, tự bầu ra người đạ

Một phần của tài liệu Quyền tự do công đoàn theo hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) và tác động đối với việt nam (Trang 25 - 29)

diện và đề ra chương trình hành động của tổ chức

Quyền tự do công đoàn là quyền cơ bản của NLĐ, tự nguyện thiết lập, tham gia các tổ chức dựa trên sự lựa chọn của chính bản thân họ và còn có nghĩa là tổ chức đó có quyền thực hiện những hoạt động trong sự tự do mà không bị can thiệp28. Theo Điều 3 Công ước 87, tổ chức công đoàn của NLĐ được tự mình quyết định về các nguyên tắc, quy định nhằm quản trị tổ chức của mình như được quyền tự chủ trong việc soạn thảo điều lệ, lập ra quy tắc, cách thức bầu đại diện, cơ cấu tổ chức Điều hành và duy trì hoạt động của các tổ chức đại diện.

(1) Quyền lập ra Điều lệ và quy chế tổ chức.

Theo Ủy ban Tự do Hiệp hội của ILO, tổ chức công đoàn của NLĐ được quyền tự do xây dựng bản Điều lệ riêng của tổ chức mình, không chịu sự kiểm soát, chi phối của tổ chức ở cấp cao cũng như không cần phải được tổ chức ở cấp cao hơn 28 Nguyễn Thị Báo (2017),“Quyền công đoàn và việc bảo đảm quyền công đoàn ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị,http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/1810-quyen-cong-doan-va-viec- bao-dam-quyen-cong-doan-o-viet-nam-hien-nay.html, truy cập ngày 25/4/2021.

thông qua, phê duyệt. Chính phủ các quốc gia không được can thiệp vào quyền của tổ chức công đoàn trong việc tự do xây dựng điều lệ và các nguyên tắc hoạt động của mình.

Tuy nhiên, Chính phủ có thể xây dựng, chuẩn bị mẫu điều lệ cho các tổ chức công đoàn tham khảo nhằm cung cấp sự hướng dẫn cho các công đoàn trong quá trình thành lập, miễn là không có yêu cầu bắt buộc hoặc gây áp lực buộc công đoàn phải chấp nhận các mẫu điều lệ đó trên thực tế. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết (như để bảo vệ lợi ích của các thành viên và bảo đảm hoạt động dân chủ của tổ chức), pháp luật quốc gia vẫn có thể đưa ra những quy định, nguyên tắc mang tính khung, hình thức, nội dung cụ thể cần phải có trong bản điều lệ mà các tổ chức công đoàn bắt buộc phải tuân theo nhằm xây dựng các bản điều lệ của các tổ chức công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật, vừa bảo đảm quyền ban hành điều lệ của các tổ chức công đoàn, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ.

(2) Quyền bầu ra các đại diện của tổ chức mình.

Quyền của tổ chức của NLĐ được tự do bầu ra các đại diện của chính mình là quyền không thể thiếu để các tổ chức này có thể hành động một cách tự do nhằm thúc đẩy các lợi ích của đoàn viên một cách hiệu quả. Tổ chức công đoàn của NLĐ có quyền tự mình quyết định về thủ tục cũng như cách thức bầu cử cán bộ công đoàn; điều kiện để trở thành đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn, tỷ lệ số phiếu bầu đối với các cuộc bầu cử lãnh đạo công đoàn, thời hạn nhiệm kỳ của công đoàn, số lượng lãnh đạo trong một tổ chức công đoàn…

Bên cạnh đó, việc lựa chọn cán bộ công đoàn là phải dựa trên một cuộc bầu cử dân chủ tự nguyện của các đoàn viên. Ở đó, quyền của NLĐ trong việc bầu ra các đại diện của mình phải được thực hiện theo quy định trong Điều lệ của chính tổ chức của họ, mà không phải được thực hiện theo triệu tập của các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước và không bị áp đặt theo các quy định của pháp luật. Do đó, cơ quan công quyền phải kiềm chế, không thực hiện bất cứ sự can thiệp có khả năng hạn chế hoặc ngăn cản việc thực thi hợp pháp quyền của tổ chức của NLĐ trong việc tự do bầu ra người đại diện của mình như không được đề cử các ứng cử viên cho Ban chấp hành công đoàn, can thiệp trong quá trình bầu cử công đoàn hay thể hiện quan điểm về các ứng cử viên và kết quả bầu cử…

(3) Quyền của tổ chức tiến hành các hoạt động quản trị của mình. Thứ nhất,quản trị nội bộ của tổ chức.

Xuất phát từ nguyên tắc tổ chức của NLĐ có quyền tổ chức hoạt động và quản trị nội bộ mà không có bất cứ sự hạn chế, can thiệp nào từ cơ quan công quyền, công đoàn có quyền ban hành các quy định về quản trị nội bộ, xây dựng các chương trình công tác và quyết định về tổ chức các hoạt động công đoàn, ngăn cấm các hành vi xâm phạm các quyền công đoàn. Bên cạnh đó, tổ chức của NLĐ còn có quyền tự giải quyết mọi tranh chấp của mình mà không có sự can thiệp của các cơ quan công quyền.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Ủy ban về tự do hiệp hội của ILO, nhằm bảo đảm nguyên tắc dân chủ, hoạt động nội bộ của các tổ chức công đoàn có thể bị kiểm soát từ bên ngoài trong trường hợp những hoạt động này vi phạm các quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp khác, các cơ quan công quyền không được quyền tùy ý điều tra các công việc nội bộ của công đoàn, kể cả khi cho rằng điều đó là cần thiết cho lợi ích công. Đồng thời, việc kiểm soát này phải được thực hiện bởi cơ quan tư pháp không chỉ nhằm bảo đảm những thủ tục mang tính trung lập, khách quan và bảo đảm quyền của các bên, mà còn tránh nguy cơ các biện pháp được thực hiện một cách tùy tiện bởi cơ quan hành chính.

Thứ hai,thu phí hội viên và quản lý tài chính, tài sản của các tổ chức.

Quyền tự chủ, độc lập về tài chính là một trong những quyền quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, trung thực của công đoàn; để công đoàn tự do tổ chức, hoạt động mà không chịu sự chi phối, lệ thuộc bởi bên thứ ba. Do đó, vấn đề tài chính của công đoàn được quản lý bởi chính các quy định của tổ chức đó mà không có sự can thiệp, lệ thuộc vào các cơ quan công quyền, vào NSDLĐ thông qua bất kì phương diện nào, kể cả hệ thống hỗ trợ tài chính cho phong trào công đoàn hay hệ thống quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, chỉ những quy định của pháp luật về giám sát, quản lý tài chính trong công đoàn nhằm mục đích đảm bảo tính trung thực và hiệu quả, nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng và để bảo vệ chính đoàn viên công đoàn trước những yếu kém trong việc quản lý tài chính của công đoàn mới được chấp nhận. Có thể kể đến nghĩa vụ gửi báo cáo định kỳ hay các quy định về điều tra và kiểm toán tài chính trong những hoàn cảnh đặc biệt nghiêm trọng (có dấu hiệu bất thường trong báo cáo tài chính hàng năm hoặc bất thường được đoàn viên của tổ chức thông báo; có mục đích tránh sự phân biệt đối xử giữa các công đoàn; để không xảy ra những nguy hại của việc can thiệp quá mức của cơ quan công quyền có thể làm ảnh hưởng tới việc thực thi quyền quản trị nội bộ một cách tự do). Còn các điều khoản hạn chế sự tự do của công đoàn trong quản lý và sử dụng tài chính

của tổ chức hoặc làm phương hại đối với việc thực thi các quyền này trên thực tế là không phù hợp với các nguyên tắc tự do công đoàn trong Hiệp định CPTPP.

Ngoài ra, tổ chức đại diện của NLĐ cũng được phép thu lệ phí công đoàn trực tiếp từ thành viên của mình và được phép sở hữu tài sản của riêng mình.

(4) Quyền của các tổ chức tự do tiến hành các hoạt động và xây dựng các chương trình công tác.

Tự do công đoàn không chỉ bao gồm quyền của NLĐ tự do thành lập ra các tổ chức theo sự lựa chọn của chính mình, mà còn bao gồm quyền của bản thân tổ chức công đoàn trong việc tiến hành các hoạt động hợp pháp, xây dựng các chương trình công tác để bảo vệ các lợi ích nghề nghiệp của tổ chức. Theo Ủy ban về tự do hiệp hội của ILO, quyền tự do tiến hành các hoạt động và xây dựng các chương trình công tác của công đoàn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, có thể kể đến các quyền sau:

- Quyền nêu kiến nghị;

- Quyền đệ trình một danh sách các khiếu nại, tranh chấp;

- Quyền tự do quyết định trình tự, thủ tục nêu yêu cầu đối với NSDLĐ; - Quyền đối thoại, thương lượng tập thể;

- Quyền của NLĐ được đại diện bởi một cán bộ công đoàn trong bất cứ thủ tục tố tụng liên quan đến điều kiện làm việc của họ;

- Quyền tổ chức các cuộc đình công hợp pháp hoặc các hoạt động khác nhằm phản đối những chính sách không có lợi cho NLĐ…

Bên cạnh đó, để đại diện và bảo vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích của NLĐ, ILO có các quy định bảo vệ tổ chức của NLĐ không bị NSDLĐ can thiệp một cách vô lý, tùy tiện vào các hoạt động, công việc nội bộ của công đoàn; không bị phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền và lợi ích của NLĐ. Nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc của nhau giữa tổ chức của NLĐ và NSDLĐ được khẳng định tại khoản 1 Điều 2 của Công ước số 98: “Các tổ chức của NLĐ và của NSDLĐ phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng chống lại mọi hành vi của những phái viên hay thành viên của mỗi bên để can thiệp vào việc tổ chức điều hành và quản lý nội bộ của phía bên kia”. Đồng thời, cơ quan công quyền cũng phải kiềm chế không được can thiệp vào các hoạt động công đoàn, không được hạn chế, cản trở việc thực thi hợp pháp quyền của tổ chức của NLĐ trong việc tiến hành các hoạt động và xây dựng các chương trình công tác. Nói cách khác, cơ quan công quyền không được cản trở mục tiêu mà

công đoàn theo đuổi nhằm thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của các đoàn viên. Điều này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 Công ước 87 của ILO: “Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó”. Tương tự, trong hoạt động công vụ Điều 5 Công ước 151 khẳng định các tổ chức của công chức phải được quyền độc lập hoàn toàn đối với cấp chính quyền và phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng chống lại mọi hành vi của các cấp chính quyền can thiệp vào việc thành lập Điều hành và quản lý các tổ chức đó.

Các biểu hiện của hành vi can thiệp vào việc tổ chức, điều hành, hoạt động của công đoàn đã được liệt kê tại Công ước 87 và Công ước 98. NSDLĐ và cơ quan các nước thành viên cần tránh thực hiện các hành vi này để đảm bảo việc thực thi quyền tự do công đoàn có hiệu quả. Các hành vi đó bao gồm:

(1) Hành vi phụ thuộc việc làm của NLĐ vào một điều kiện là người đó không được gia nhập công đoàn hoặc phải từ bỏ tham gia công đoàn;

(2) Hành vi sa thải hoặc làm phương hại NLĐ với lý do là người đó gia nhập công đoàn, hoặc tham gia các hoạt động công đoàn ngoài giờ làm việc;

(3) Hành vi nhằm dẫn tới việc tạo ra những tổ chức của NLĐ dưới sự chế ngự của NSDLĐ hay một tổ chức của NSDLĐ;

(4) Hành vi nhằm nâng đỡ những tổ chức của NLĐ bằng tài chính hay bằng những cách khác, với ý đồ đặt các tổ chức đó dưới sự điều tiết của những NSDLĐ hay tổ chức của NSDLĐ.

Một phần của tài liệu Quyền tự do công đoàn theo hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) và tác động đối với việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)