Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quyền tự do công đoàn theo hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) và tác động đối với việt nam (Trang 44 - 52)

Một số quy định trong BLLĐ năm 2019 về quyền tự do công đoàn của NLĐ đã đáp ứng được các cam kết trong Hiệp định CPTPP, thiết lập một cơ sở pháp lý minh bạch để QHLĐ được xây dựng ổn định và tiến bộ, NLĐ được bảo vệ nhóm quyền mang tính tự nhiên của mình. Cụ thể như sau:

49 Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan đã liệt kê các nội dung cam kết trong Hiệp định được áp dụng trực tiếp tại Việt Nam như đối với lĩnh vực doanh nghiệp bao gồm: Biểu thuế tại Phụ lục Chương 2 của Hiệp định; khái niệm “doanh nghiệp nhà nước”; Các nội dung liên quan đến: Trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, phòng vệ nông nghiệp, miễn giấy chứng nhận xuất xứ, minh bạch hóa, biện pháp khẩn cấp, trao đổi thông tin giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư…

Thứ nhất, BLLĐ năm 2019 hướng đến trao cho NLĐ quyền tự do thành lập, gia nhập bất kỳ tổ chức đại diện NLĐ nào mà họ cho rằng tổ chức đó có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong quan hệ lao động.

Tại Điều 170 BLLĐ năm 2019 đã quy định NLĐ trong doanh nghiệp có quyền lựa chọn thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn hoặc thành lập, gia nhập tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp. Đồng thời, BLLĐ năm 2019 có thêm 01 chương riêng quy định về “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở” (Chương 13). Chương này đã thay thế cho chương quy định về công đoàn trong BLLĐ năm 2012 trước đây. Như vậy, BLLĐ năm 2019 đã mở rộng quyền tự do công đoàn của NLĐ trong quan hệ lao động, hướng đến trao cho NLĐ quyền tự do thành lập, gia nhập bất kỳ tổ chức đại diện NLĐ nào mà họ cho rằng tổ chức đó sẽ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho mình, thay vì chỉ được lựa chọn gia nhập hoặc không gia nhập vào một tổ chức công đoàn duy nhất là Công đoàn, thuộc hệ thống Tổng liên đoàn lao động Việt Nam theo BLLĐ năm 2012. Sau khi thành lập, các tổ chức này có quyền tự do trong việc lựa chọn gia nhập vào hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và được phép hoạt động ngay hoặc đăng ký với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để được chính thức hoạt động khi hoàn thành thủ tục đăng ký. Đây là một quy định mới, quan trọng trong BLLĐ năm 2019, có tính chất nền móng cho quyền tự do công đoàn tại Việt Nam phù hợp với các cam kết trong Hiệp định CPTPP.

Có thể thấy rằng, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp là một tổ chức rất mới, độc lập với tổ chức công đoàn cơ sở truyền thống. Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp là tên gọi nhằm phân biệt tổ chức này với Công đoàn cơ sở được thành lập ở bất kỳ đơn vị sử dụng lao động nào, có quan hệ lao động miễn là đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Giữa tổ chức Công đoàn và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp có sự khác nhau về bản chất và mục đích. Cụ thể, trong khi Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ50, thì tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp nằm ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được xác định là tổ chức xã hội đơn thuần, chỉ làm chức năng đại diện bảo vệ quyền hợp pháp, lợi ích chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động51. Do đó, mỗi tổ chức đại diện NLĐ sẽ có ưu, nhược điểm riêng, NLĐ có quyền tự do 50 Điều 10 Hiến pháp năm 2013.

51 Bảo Yến (2019), “Quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế”,Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam, https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc- hoi.aspx?ItemID=40906, truy cập ngày 10/5/2021.

trong việc lựa chọn tổ chức mà họ cho rằng sẽ bảo vệ một cách tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ hai, BLLĐ năm 2019 mở rộng hơn về đối tượng NLĐ được pháp luật đảm bảo quyền tự do công đoàn. BLLĐ năm 2019 theo hướng không giới hạn đối tượng được bảo đảm về quyền tự do công đoàn. Ngoài việc quy định NLĐ có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn, BLLĐ năm 2019 còn quy định về việc NLĐ trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này. Các tổ chức đại diện NLĐ này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động52. Quy định này cho thấy ngoài NLĐ Việt Nam thì NLĐ nước ngoài cũng có thể tham gia vào tổ chức đại diện NLĐ, nói cách khác NLĐ nước ngoài cũng được bảo đảm về quyền tự do công đoàn. Đây là một quy định tiến bộ, phần nào tương thích với Điều 2 Công ước 87, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ lao động phát triển lành mạnh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Tuy nhiên, đối chiếu quy định này của BLLĐ năm 2019 với quy định của Luật Công đoàn năm 2012 hiện nay, NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ có thể tham gia vào tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp mà không được tham gia vào công đoàn.

Thứ ba, BLLĐ năm 2019 đã đưa ra các quy định mang tính nguyên tắc về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp.

Về trình tự, thủ tục thành lập: Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của BLLĐ năm 2019. Tuy nhiên, BLLĐ năm 2019 không quy định chi tiết mà chỉ đề cập những nội dung mang tính nguyên tắc khi thành lập tổ chức này, đó là tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp được thành lập, hoạt động hợp pháp và có một số quyền tự chủ nhất định sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký53. Việc đăng kí này vừa đảm bảo sự phù hợp với Hiệp định CPTPP khi không đặt ra yêu cầu “xin phép trước”, vừa nâng cao khả năng kiểm soát, quản lý của Nhà nước khi có sự xuất hiện của nhiều tổ chức đại diện NLĐ. Thực tế, các quốc gia khác như Lat-vi-a, Singarore, Nga, Campuchia, Philippin, Thái Lan… cũng ghi nhận việc đăng ký thành lập tổ chức đại diện lao động và thừa nhận đăng ký thành lập là một thủ tục mang tính chất pháp lý nhằm 52 Điều 170 BLLĐ năm 2019.

xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức đại diện lao động54. Lưu ý, trong trường hợp tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.

Về số lượng thành viên tối thiểu: Theo Điều 173 BLLĐ năm 2019, tại thời điểm đăng ký, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp phải có số lượng thành viên tối thiểu là NLĐ làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Thứ tư, BLLĐ năm 2019 ghi nhận tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở có quyền tự chủ trong việc lập ra Điều lệ và quy chế tổ chức.

Để đảm bảo sự độc lập của tổ chức đại diện NLĐ so với NSDLĐ cũng như với cơ quan nhà nước, BLLĐ năm 2019 không quy định cụ thể, chi tiết về điều lệ và nguyên tắc tổ chức hoạt động của công đoàn cũng như tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp mà trao quyền cho tổ chức đó được tự do xây dựng Điều lệ và các nguyên tắc hoạt động riêng của tổ chức mình, không đặt dưới sự kiểm soát, chi phối của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Điều này phù hợp với tinh thần của Hiệp định CPTPP vì đây là vấn đề thuộc quyền tự chủ, tự quản của chính tổ chức của NLĐ. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo các bản điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật, vừa bảo đảm quyền của các tổ chức công đoàn của NLĐ, BLLĐ quy định về các nội dung cụ thể mà bản Điều lệ của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp cần phải có trong việc ban hành55, bao gồm:

(1) Tên, địa chỉ tổ chức; biểu tượng (nếu có);

(2) Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp; cùng với NSDLĐ giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ và NSDLĐ; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định;

(3) Điều kiện, thủ tục gia nhập và ra khỏi tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp. (4) Cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ, người đại diện của tổ chức;

(5) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động;

(6) Thể thức thông qua quyết định của tổ chức (Những nội dung phải do thành viên quyết định theo đa số bao gồm thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ; bầu cử, miễn nhiệm người đứng đầu và thành viên ban lãnh đạo của tổ chức; chia, 54 Đào Mộng Điệp (2015), “Kinh nghiệm từ các quy định về thành lập và tổ chức đại diện lao động của một số nước”,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,số 8 (288), tr.59 - 63.

tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên, giải thể, liên kết tổ chức; gia nhập Công đoàn Việt Nam);

(7) Phí thành viên, nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của tổ chức. Việc thu, chi tài chính của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp phải được theo dõi, lưu trữ và định kỳ hằng năm công khai cho các thành viên;

(8) Kiến nghị và giải quyết kiến nghị của thành viên trong nội bộ tổ chức.

Đây chỉ là những quy định mang tính khung nên vẫn được coi là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về quyền tự do công đoàn, không vi phạm quyền tự do, tự chủ của tổ chức trong việc xây dựng điều lệ hoạt động. Bởi lẽ, ILO cho phép các nước thành viên có thể đưa ra những quy định, nguyên tắc mang tính khung, hình thức, những nội dung cụ thể cần phải có trong việc ban hành điều lệ mà các tổ chức bắt buộc phải tuân theo nhằm xây dựng các bản điều lệ và quy định của tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, vừa bảo đảm quyền ban hành điều lệ của các tổ chức của NLĐ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ.

Thứ năm, trong BLLĐ năm 2019, NLĐ và tổ chức của họ có quyền bầu ra các đại diện của tổ chức mình.

Ban lãnh đạo là cơ quan quan trọng của tổ chức đại diện NLĐ để dẫn dắt các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, do thành viên của tổ chức đó bầu nên. Hiện nay, Ban chấp hành tổ chức Công đoàn cơ sở thường là những người giữ các chức vụ nhất định do NSDLĐ bổ nhiệm như: Phó Giám đốc, Trưởng phòng nhân sự... Theo kết quả điều tra của Chương trình “Việc làm tốt hơn” (Better Work) của ILO tại Việt Nam thì có tới 30% các nhà máy có quản lý cấp cao (thông thường là Trưởng phòng Giám đốc hành chính tổng hợp, nhân sự, sản xuất hay tài chính) là thành viên Ban Chấp hành Công đoàn và/hoặc thông qua sự can thiệp của ban quản lý vào các hoạt động của công đoàn và quá trình ra quyết định56. Vì vậy, theo quy định của BLLĐ năm 2019, để đảm bảo tổ chức của NLĐ tại cơ sở hoạt động một cách độc lập, không chịu sự chi phối, can thiệp của NSDLĐ, NLĐ là thành viên trong tổ chức được trao quyền tự do trong việc bầu ra Ban lãnh đạo của tổ chức mình. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn mà Điều 173 BLLĐ năm 2019 đặt ra, đó là: (i) là NLĐ Việt Nam đang làm việc tại doanh nghiệp; (ii) không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt 56 Nguyễn Thanh Huyền (2020), “Hoàn thiện pháp luật lao động nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1 (381), tr. 67 - 77.

hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp có quyền tự mình quyết định về thủ tục cũng như cách thức bầu cử Ban lãnh đạo (chẳng hạn như cơ cấu tổ chức, người đại diện của tổ chức, thời hạn nhiệm kỳ của tổ chức… ) trong bản Điều lệ của tổ chức mình mà không chịu sự áp đặt của các quy định pháp luật57 hay sự can thiệp, thao túng của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vào quá trình thành lập, bầu cử nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở58.

Thứ sáu, theo BLLĐ năm 2019, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp được quyền thu phí hội viên và quản lý tài chính, tài sản của tổ chức.

Tính độc lập của tổ chức đại diện NLĐ không chỉ được thể hiện trên phương diện cơ cấu tổ chức, hoạt động nội bộ mà còn độc lập về vấn đề về kinh phí hoạt động cũng như quản lý tài sản, tài chính59. Do đó, các quy định về phí thành viên, nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của tổ chức thuộc quyền tự chủ, tự quản của tổ chức của NLĐ, nên phải do chính tổ chức của NLĐ quyết định, được quy định trong Điều lệ của tổ chức này nhưng phải tuân theo sự hướng dẫn của Chính phủ. Đồng thời, BLLĐ quy định việc thu, chi tài chính của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp phải được theo dõi, lưu trữ và định kỳ hàng năm công khai cho thành viên của tổ chức. Mục đích của quy định này nhằm bảo đảm việc thu, quản lý, chi tiêu tài chính, tài sản của tổ chức của NLĐ công khai, minh bạch, đảm bảo tổ chức của NLĐ hoạt động có hiệu quả.

Ngoài ra, để đảm bảo sự độc lập giữa tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp và NSDLĐ, nhà nước, BLLĐ năm 2019 không quy định về việc hỗ trợ đóng góp kinh phí cho tổ chức này hoạt động. Điều này phù hợp với nội dung Công ước 98.

Thứ bảy, BLLĐ năm 2019 quy định các tổ chức đại diện NLĐ đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động.

Dù là công đoàn cơ sở hay tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, dù thuộc hay không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) thì các tổ chức

57 Điểm d Khoản 1 Điều 174 BLLĐ năm 2019.

58 Khoản 2 Điều 175 BLLĐ năm 2019.

đại diện NLĐ đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ thông qua các hoạt động như:

- Thương lượng tập thể với NSDLĐ khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số NLĐ trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ.

- Tham gia vào quá trình xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, quy chế lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ là thành viên của mình.

Một phần của tài liệu Quyền tự do công đoàn theo hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) và tác động đối với việt nam (Trang 44 - 52)