trong Hiệp định CPTPP
Để đảm bảo thực thi có hiệu quả quyền tự do công đoàn của NLĐ, Hiệp định CPTPP quy định các bên có nghĩa vụ ban hành và duy trì trong luật các quy định về quyền tự do công đoàn ở nước mình phù hợp với các quy định được nêu trong Tuyên bố của ILO30. Theo đó, quốc gia thành viên phải trao quyền cho tất cả NLĐ được tự do thành lập và gia nhập vào các tổ chức công đoàn theo sự lựa chọn của chính mình. Đồng thời, trong các văn bản quy phạm pháp luật của các quốc gia phải đảm bảo không được có những quy định mang tính chất xâm hại đến quyền tự do công đoàn của NLĐ.
Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 8 Công ước 87, NLĐ, NSDLĐ và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như mọi người và mọi tập thể có tổ chức khác, đều phải “tôn trọng luật quốc gia sở tại”, nghĩa là tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức đại diện NLĐ phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định trong Hiến pháp, pháp luật quốc gia sở tại. Tuy nhiên, luật sở tại hoặc việc áp dụng luật sở tại không được ngăn cản việc thực hiện các quyền đã nêu trong Công ước. Bên cạnh đó, các nước thành viên phải sử dụng mọi biện pháp phù hợp để đảm bảo NLĐ có thể thực hiện quyền tự do công đoàn một cách hiệu quả (Điều 11). Ngoài ra, các quốc gia còn phải thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh những hành vi phân biệt đối xử vì lý do NLĐ tham gia, thành lập công đoàn. Đặc biệt, phải tuân thủ nghĩa vụ thực thi hiệu quả pháp luật về lao động (Điều 19.5 Hiệp định CPTPP), thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Điều 19.6 Hiệp định CPTPP), bảo đảm một cơ chế thực thi pháp luật lao động hiệu quả mà những người có quyền lợi bị xâm phạm có thể tiếp cận (Điều 19.8 Hiệp định CPTPP). Như
29 Nguyễn Bá Ngọc (2017), “Bản chất của việc thực hiện quyền tự do liên kết trong quan hệ lao động”,Tạp chí Khoa học Lao động và Xã hội, số 51/Quý II, tr. 23.
vậy, bên cạnh nghĩa vụ ban hành pháp luật phù hợp với các tiêu chuẩn lao động tối thiểu, CPTPP còn chú trọng tới vấn đề thực thi pháp luật.
Về cơ chế giám sát, thi hành: CPTPP thiết lập một Ủy ban Lao động gồm đại diện Chính phủ cấp Bộ trưởng hoặc ở mức độ khác tùy theo các bên để thúc đẩy các nước thành viên tôn trọng quyền công đoàn; xem xét, giám sát, định hướng cho các bên trong việc thi hành các quy định trong Chương 19 về Lao động, cụ thể là xác định xem các luật đã ban hành hoặc thực tiễn thực hiện của quốc gia có phù hợp với các nguyên tắc tự do hiệp hội và thương lượng tập thể được quy định trong các Công ước liên quan hay không. Trong trường hợp luật quốc gia (kể cả giải thích của tòa án tối cao) vi phạm các nguyên tắc tự do hiệp hội, nhiệm vụ của Ủy ban là kiểm tra các luật đó, đưa ra hướng dẫn và đề xuất hỗ trợ kỹ thuật của ILO để chuyển hóa các luật quốc gia cho phù hợp với các nguyên tắc tự do công đoàn được quy định trong Điều lệ ILO và các Công ước liên quan. Ủy ban sẽ cung cấp các phương tiện để tiếp nhận và xem xét ý kiến của các đối tượng có lợi ích liên quan về các vấn đề lao động và khuyến khích sự tham gia của công chúng (bao gồm các đại diện các tổ chức của NLĐ và của doanh nghiệp) về các vấn đề liên quan tới lao động31.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quyền tự do công đoàn là một nhóm quyền giữ vai trò quan trọng của NLĐ trong quan hệ lao động, là một bộ phận cấu thành trong hệ thống quyền của NLĐ, là quyền cơ bản của công dân thuộc phạm trù các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Quyền này đã được các văn bản pháp lý mang tính quốc tế cũng như hệ thống pháp luật của các quốc gia thừa nhận và đảm bảo thực hiện, trong đó có Hiệp định CPTPP mà Việt Nam phê chuẩn vào ngày 12/11/2018.
Trong Hiệp định CPTPP, quyền tự do công đoàn được quy định tại chương 19 nhưng không đưa ra tiêu chuẩn riêng mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO về Những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, đặc biệt là Công ước 87 và Công ước 98 của ILO và yêu cầu các nước thành viên phải có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi các cam kết đó. Theo đó, quyền tự do công đoàn gồm các quyền cơ bản sau:
(1) Quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình; (2) Quyền tự đề ra điều lệ và quy chế của tổ chức, tự bầu ra người đại diện của tổ chức và đề ra chương trình hành động của tổ chức;
(3) Quyền được bảo vệ chống lại việc đình chỉ hoặc giải tán tổ chức của mình bởi cơ quan hành chính;
(4) Quyền liên kết, theo đó, tổ chức đại diện NLĐ có quyền gia nhập hoặc trở thành hội viên của các liên đoàn, tổng liên đoàn và công đoàn quốc tế.
Cơ quan nhà nước hay bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng không có quyền can thiệp, ngăn cản NLĐ và tổ chức của họ thực hiện một cách hợp pháp các quyền của mình là một trong các nguyên tắc cơ bản được nhấn mạnh trong Điều 3, Điều 4, Điều 7 và Điều 11 Công ước 87.
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TỰ DO CÔNG ĐOÀN TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN & TIẾN
BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ