Thực tiễn thực thi các cam kết về quyền tự do công đoàn trong Hiệp định

Một phần của tài liệu Quyền tự do công đoàn theo hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) và tác động đối với việt nam (Trang 43 - 44)

định Đối tác toàn diện & tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam

Để thực thi thiện chí và có hiệu quả các cam kết quốc tế nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng, một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng cần phải được thực hiện đó là chuyển hóa nội dung các cam kết trong các Hiệp định, các ĐƯQT đó vào pháp luật quốc gia. Theo Luật Điều ước quốc tế năm 201648, quá trình chuyển hóa này có thể được thực hiện dưới hai hình thức: (i) áp dụng trực tiếp (một phần hoặc toàn bộ): khi điều ước hoặc điều khoản của điều ước có nội dung đã rõ ràng, không cần giải thích, hướng dẫn thêm, không cần sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thừa nhận toàn bộ hoặc một phần nội dung của ĐƯQT đó; (ii) áp dụng gián tiếp: khi ĐƯQT không đáp ứng các điều kiện để áp dụng trực tiếp như nội dung của ĐƯQT chưa đủ rõ ràng, chi tiết mà cần thiết phải hướng dẫn, giải thích thêm thì 48 Khoản 2 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016:“Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó”.

thực hiện ban hành VBQPPL mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế VBQPPL hiện hành để thực thi ĐƯQT (còn gọi là phương pháp nội luật hóa).

Đối với Hiệp định CPTPP, Việt Nam có nghĩa vụ chuyển hóa cam kết trong Hiệp định CPTPP về quyền tự do công đoàn của NLĐ vào pháp luật trong nước nhằm đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật lao động Việt Nam với các cam kết quốc tế và thực thi hiệu quả các cam kết đó trên thực tế. Tại thời điểm phê chuẩn Hiệp định CPTPP, hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tự do công đoàn của NLĐ được quy định chủ yếu trong BLLĐ. Tuy nhiên, BLLĐ năm 2012 khi đó còn một số quy định chưa tương thích với các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của NLĐ theo Tuyên bố năm 1998 của ILO. Hơn nữa, theo Phụ lục 2, 3 kèm theo Nghị quyết số 72/2018/QH14 của Quốc hội ngày 12/11/2018 về Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan, quyền tự do công đoàn của NLĐ không thuộc các trường hợp được áp dụng trực tiếp49 mà cần được sửa đổi, bổ sung theo lộ trình đã cam kết. Do đó, để bảo đảm sự tuân thủ của Việt Nam đối với các cam kết trong Hiệp định CPTPP, bảo đảm quyền tự do công đoàn của NLĐ mà ít nhất là lấp đầy những khoảng trống pháp lý, Việt Nam cần sửa đổi những chính sách, ban hành các VBQPPL có liên quan. Chính vì vậy, ngày 20/11/2019, Quốc hội thông qua BLLĐ năm 2019 theo hướng bổ sung, điều chỉnh các quy định pháp luật quan trọng về quan hệ lao động và bảo vệ quyền lợi của NLĐ, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời, mở đường cho việc thực hiện các cam kết của Việt Nam về lao động trong Hiệp định CPTPP.

Một phần của tài liệu Quyền tự do công đoàn theo hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) và tác động đối với việt nam (Trang 43 - 44)