Một số thể bệnh lâm sàng.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 8 potx (Trang 46 - 47)

5.1. Bệnh Basedow ở trẻ em và tuổi tr−ởng thành:

Tuyến giáp th−ờng to. Triệu chứng sớm của bệnh: hay quên, nhức đầu, trẻ phát triển nhanh về chiều cao và x−ơng nhanh cốt hoá. Các triệu chứng sinh dục kém phát triển, trẻ em ít có suy tim, loạn nhịp hoàn toàn, rối loạn tiêu hoá, ít có cơn nhiễm độc giáp kịch phát, th−ờng gặp “thymico-lymphatic status”, run tay biên độ lớn.

5.2. Bệnh Basedow ởng−ời cao tuổi:

Tr−ớc hết là những rối loạn tim mạch do tổn th−ơng vữa xơ động mạch có tr−ớc khi bị bệnh Basedow. Bệnh nhân th−ờng có suy tim, loạn nhịp hoàn toàn, đau ngực do thiểu năng mạch vành. Tuyến giáp to vừa phải, các triệu chứng về mắt không rõ, run tay biên độ lớn.

5.3. Bệnh Basedow ở ng−ời có thai:

Hay bị xảy thai, đẻ non hoặc thai chết ngay sau sinh. Thời gian đầu của thai các triệu chứng bệnh nặng lên, nửa phần sau các triệu chứng giảm đi. Sau khi sinh con và trong thời gian cho con bú bệnh có thể nặng lên.

5.4. Cơn nhiễm độc hormon giáp kịch phát (có bài riêng). 5.5. Thể bệnh theo triệu chứng lâm sàng: 5.5. Thể bệnh theo triệu chứng lâm sàng:

+ Thể tim: thực ra đây là những thể phức tạp của tình trạng tim mạch trong c−ờng giáp (cardiothyrotoxicosis).

+ Thể tăng trọng l−ợng: gặp ở bệnh nhân nữ trẻ, với biểu hiện mất kinh nguyệt (5% các tr−ờng hợp).

+ Thể suy mòn: còn gọi là “vô cảm” hay gặp ở ng−ời già, triệu chứng lâm sàng hầu nh− duy nhất là gầy nhiều.

+ Thể tiêu hoá: tiêu chảy nhiều, gầy nhanh. + Thể thần kinh và tâm thần.

+ Giả liệt chu kỳ liên quan tới giảm kali máu.

+ Rối loạn tâm thần: biểu hiện bằng cơn kích động hoặc bằng tình trạng lú lẫn hay hoang t−ởng.

+ Thể theo triệu chứng sinh hoá đặc biệt:

- C−ờng giáp do tăng T3: chỉ tăng T3, còn T4 vẫn bình th−ờng, chiếm 5- 10% các tr−ờng hợp.

- C−ờng giáp do tăng T4 mà T3 vẫn bình th−ờng, ít gặp hơn. Trong cả 2 thể này thử nghiệm TRH đều âm tính.

6. Tiến triển và biến chứng.

Nếu đ−ợc chẩn đoán sớm, điều trị đúng diễn biến của bệnh th−ờng khả quan. Tuy nhiên vẫn có tr−ờng hợp diễn biến phức tạp, hay tái phát.

Mức độ nhiễm độc hormon tuyến giáp:

Baranov V.G (1977) chia bệnh Basedow thành 3 mức độ:

+ Mức độ nhẹ: nhịp tim nhanh <100 ck/ phút, không có triệu chứng suy tim, sút cân

<10% trọng l−ợng cơ thể; CHCS < 30%.

+ Mức độ trung bình:

Nhịp tim nhanh 100 ữ 120 ck/ phút, có thể có suy tim độ II, sút cân < 20% trọng l−ợng cơ thể; CHCS < 60%.

+ Mức độ nặng:

Các triệu chứng lâm sàng rầm rộ có thể có triệu chứng không hồi phục ở các cơ quan nội tạng, nhịp tim ≥ 120 ck/ phút, loạn nhịp tim và suy tim độ III, IV, sút cân tới 30% trọng l−ợng cơ thể; CHCS ≥ 60%. Có thể có cơn nhiễm độc hormon giáp kịch phát.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 8 potx (Trang 46 - 47)