8. Cấu trúc của luận văn
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế
Theo Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải (2016) thì TTQT có vai trò đối với nền kinh tế như:
- Hoạt động TTQT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Về mặt quản lý của Nhà nước TTQT giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện
thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu quả các hoạt
động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương. Thực hiện tốt hoạt động TTQT giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, thanh toán quốc tế còn giúp chính phủ các nước tập trung quản lý nguồn ngoại tệ hiệu quả.
Tóm lại: Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được thể hiện trên những mặt sau:
- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế như một tổng thể. - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp - Thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ như dịch vụ hợp tác quốc tế - Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính
- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế.
nước góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2010).