8. Cấu trúc của luận văn
3.1.4.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Cán bộ nhân viên ngân hàng từ khâu bán hàng đến các bộ phận phía sau đều có sự ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối của quá trình. Do đó, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, cơ cấu phân bổ hợp lý nguồn lực, tạo môi trường làm việc tốt để nhân viên cống hiến, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh và luôn hướng đến khách hàng.
Tăng cường công tác đào tạo các kỹ năng mền, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, ... và tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn trang bị kiến thức về TTQT, cập nhật các thông tin mới về pháp luật, những tập quán TTQT, nhận diện rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro cho các thanh toán viên, vì họ là người trực tiếp thực hiện nên cần phải nắm chắc thông lệ và các quy định của ICC.
Thường xuyên đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tư vấn và chăm sóc khách hàng cho cán bộ nhân viên TTQT.
Xây dựng quy chế thi sát hạch cán bộ nhân viên TTQT định kỳ để đánh giá tiêu chuẩn và lựa chọn cán bộ thanh toán viên, đánh giá nhân viên gắn liền
với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, lấy hiệu quả công việc làm thước đo, coi trọng nhân tài. Qua đó, bổ sung kịp thời những kiến thức còn thiếu về nghiệp vụ.
Xây dựng quy trình tuyển dụng, tăng cường tuyển dụng mới những lao động trẻ, năng động, có trình độ nghiệp vụ và phẩm chất tốt góp phần trẻ hoá đội ngũ lao động.
Xây dựng chính sách về lương, thưởng, chế độ phúc lợi và cơ hội thăng tiến,... nhằm khuyến khích cán bộ, nhân viên cống hiến hết mình với công việc và đồng thời để họ xem nơi làm việc chính là ngôi nhà thứ hai của mình. Qua đó, giúp ngân hàng có được một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, trình độ cao, năng lực giỏi, gắn bó với lâu dài với ngân hàng làm gia tăng khả năng cạnh tranh.