Từ dữ liệu khảo sát ý kiến của những người nông dân được chọn, tác giả tiến hành xử lý dữ liệu và đưa vào mô hình phân tích (bằng phần mềm SPSS) để tìm ra và mức độ tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của đối tượng là khách hàng nông dân tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam.
Các bước nghiên cứu cụ thể như sau:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi:
Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm công tác tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam kết hợp với các nghiên cứu trước đó, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi ban đầu gồm 5 nhóm yếu tố và 20 biến quan sát. Bảng câu hỏi ban đầu sẽ được tác giả hiệu chỉnh sau khi tổ chức phỏng vấn xin ý kiến và kinh nghiệm thực tế với một số cán bộ từ các lãnh đạo và nhân viên những người có kinh nghiệm trong quản trị điều hành và thực tế công tác về huy động vốn tại đơn vị và khách hàng gửi tiết kiệm là nông dân của Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam.
Bước 2: Xác định mẫu điều tra:
Lựa chọn kích thước mẫu là một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác nghiên cứu. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc lựa chọn kích thước mẫu:
- Đối với phân tích nhân tố EFA: Hair et al. (2006) được trích bởi Đinh Phi Hổ (2017) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 (hoặc 10) lần tổng số biến quan sát tùy thuộc vào nguồn lực của nhà nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu sử dụng
23
20 biến quan sát nên số mẫu chọn tối thiểu phải là: 20x5 = 100 quan sát (hoặc 20*10=200 quan sát).
- Đối với phân tích hồi quy đa biến: Tabachnick & Fidell (2007) đuợc trích bởi Đinh Phi Hổ (2017) cỡ mẫu tối thiểu cần đạt đuợc tính theo công thức là n > 50 + 8*m (trong đó n là kích thuớc mẫu cần thiết và m là số biến độc lập trong mô hình) . Số luợng biến độc lập trong nghiên cứu là 05 vậy kích thuớc mẫu nghiên cứu tối thiểu trong nghiên cứu này phải bằng 91 quan sát để đảm bảo khích thuớc mẫu tuơng đối lớn và đại diện tốt cho tổng thể. Trong nghiên cứu này với số biến là 20 tác giả dự kiến chọn mẫu là 200 khách hàng.
Có nhiều phuơng pháp chọn mẫu, chúng đuợc chia thành hai nhóm bao gồm: các phuơng pháp chọn mẫu theo xác suất và các phuơng pháp chọn mẫu không theo xác suất (còn gọi là phi xác suất). Trong nghiên cứu này để giảm bớt thời gian thu thập số liệu trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phuơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Phuơng pháp chọn mẫu thuận tiện là phuơng pháp lấy mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phân tử mẫu bằng phuơng pháp thuận tiện. Tác giả thu thập dữ liệu thông tin qua hình thức phỏng vấn các những nguời nông dân trên địa bàn hoạt động của Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam bao gồm những nguời đang gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam và những nguời chua từng gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam.
Bước 3: Tiến hành điều tra:
Tác giả tiến hành phân phối phiếu khảo sát cho các nhân viên quản lý khách hàng và cán bộ hỗ trợ ngân hàng tại Ủy ban Nhân dân các xã, tiến hành tiếp cận những nguời nông dân (bao gồm những nguời đến giao dịch và những nguời không đến giao dịch tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam) để thực hiện điều tra. Truớc khi các nhân viên thực hiện điều tra, tác giả trao đổi làm rõ mục đích của phiếu khảo sát cũng nhu cách thức điền vào phiếu khảo sát cho họ nắm.
Bước 4: Thu nhận kết quả điều tra và xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS.
24
Sau khi thu thập nhận đuợc kết quả điều tra (kết quả điều tra thu về phải đảm bảo số luợng mẫu cần thiết), tác giả tiến hành xử lý phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS. Các phân tích sẽ gồm:
Phân tích mô tả kết quả khảo sát (Lê Văn Huy (2012)), đây là buớc phân tích đầu tiên nhằm mô tả kích thuớc, đặc điểm của mẫu nghiên cứu (độ tuổi, giới tính, thu nhập...) của mẫu nghiên cứu. Ngoài ra, phần này còn cung cấp các thông tin về nguyên nhân gửi tiết kiệm, thời gian đã giao dịch, kỳ hạn gửi.. .của khách hàng tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam.
Kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha: Đây là một hệ số tuơng quan đơn, dùng để uớc luợng mức trung bình của tất cả các hệ số tuơng quan của các biến trong kiểm định. Hệ số tuơng quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) cho thấy sự tuơng quan (phù hợp) giữa mỗi mục với toàn bộ các mục còn lại. Điều kiện để một chỉ báo đuợc giữ lại nếu hệ số tuơng quan biến tổng Item - Total Correlation của chỉ báo đó phải lớn hơn 0.3. Đồng thời hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0.6 mới đuợc xem là chấp nhận đuợc và thích hợp để phân tích những buớc tiếp theo (Lê Văn Huy (2012)).
Phân tích hồi quy Binary Logistic : theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thông tin cần thu thập về biến phụ thuộc là sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y là biến giả có giá trị là 0 hoặc 1, với giá trị 0 là sự kiện không xãy ra và 1 là có xãy ra, và tất nhiên là cả thông tin về các biến độc lập X. Trong nghiên cứu này, đây là phuơng pháp phân tích ảnh huởng của các biến độc lập liên quan đến việc khách hàng chọn hay không chọn gửi tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam. Hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để uớc luợng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có đuợc. Với hồi quy Binary Logistic, thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc là khách hàng có lựa chọn gửi tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam hay không. Lúc này biến phụ thuộc có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không lựa chọn gửi tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện
25
Mỏ Cày Nam và 1 là có lựa chọn gửi tiết kiệm. Dựa vào một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan, trên nguyên tắc kế thừa và điều chỉnh sao cho phù hợp với vùng nghiên cứu, mô hình hồi quy của nghiên cứu đuợc đề nghị nhu sau:
Logeị^ = β0+β1X H1 + β2 x H2 + β3 x H3 + β4 x H4 + β5 x H5 Trong đó:
Y: là biến quyết định lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam có hai giá trị 0 và 1 (biến phụ thuộc). Y có hai giá trị là 1 và 0 (0 là không gửi và 1 là gửi).
β0, β1, β2, β3, β4, β5 : là các hệ số hồi quy.
H1, H2, H3, H4, H5: là các biến độc lập (tuơng ứng là các yếu tố: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, Uy tín và thuơng hiệu, Cơ sở vật chất và mạng luới, Chất luợng đội ngũ nhân viên, Các yếu tố bên ngoài khác).
Kiểm định độ phù hợp tổng quát: Ở hồi quy Binary logistic, sử dụng kiểm định Chi-square để xem các biến đua vào mô hình thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc không. Ta sẽ căn cứ vào mức ý nghĩa trong bảng Omnibus Tests of Model Coeficients mà SPSS đua ra. Nếu sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa đua ra thì có thể khẳng định mối tuơng quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), việc đo luờng độ phù hợp của mô hình Binary Logistic dựa trên chỉ tiêu -2LL (viết tắt của -2 log likelihood) và khi -2LL càng nhỏ thì mô hình càng phù hợp. Giá trị nhỏ nhất của - 2LL là 0, tức là không có sai số, khi đó mô hình có một độ phù hợp hoàn hảo. Chúng ta cũng căn cứ vào mức ý nghĩa trong bảng Clasification Table do SPSS đua ra để xác định mức độ phù hợp của mô hình.
Trong hồi quy Binary logistic , thông qua kiểm Wald xác định ý nghĩa thống kê của các hệ số và kiểm định độ phù hợp tổng thể của mô hình. Cũng theo nguyên tắc thông thuờng nếu sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa đua ra thì về mặt thống kê mô hình có ý nghĩa.
26
Căn cứ vào kết quả phân tích ở bước 4 kết hợp với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tác giả sẽ tiến hành đánh giá, giải thích kết quả nghiên cứu đồng thời đưa ra những khuyến nghị phù hợp.
27
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN KIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG NÔNG DÂN