Tâm thiền giả

Một phần của tài liệu 5352-kinh-nghiem-thien-quan-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 113 - 115)

ếu bạn nghĩ rằng bệnh tâm thần chỉ xảy ra ở “ngoài kia,” cho một ai khác, thì bạn nên nhìn kỹ lại cuộc sống trong tâm bạn. Trong khi thiền tập ta quán chiếu tâm mình, ta sẽ nhận thấy rằng những gì mình gọi là bệnh tâm thần thật ra chỉ là một biểu lộ cực đoan của những gì đang luôn luôn xảy ra cho tất cả chúng ta.

Nhiều năm trước đây, tôi có hành trì thiền quán một tháng trời trong phòng riêng của tôi tại trung tâm Insight Meditation Society. Sau chừng khoảng một tuần, tôi bắt đầu nghe có tiếngngười trò chuyện truyền qua theo ống thông hơi. Tôi nghĩ rằng chúng phát xuất từ nhà bếp, nơi ấy cách khá xa phòng tôi ở, rồi truyền theo ống sưởi vang đến đây. Câu chuyện, tôi đinh ninh là có liên quan đến một cặp vợ chồng, cả hai đều là bạn của tôi. Tôi ngỡ mình nghe rằng người chồng đã giết chết người vợ, và không một ai muốn báo cho tôi hay vì họ không muốn quấy rầy sự tu tập của tôi. Ngày này sang ngày khác, những lời bàn tán ấy cứ tiếp tục vang vọng theo ống thông hơi lò sưởi. Sau cùng không còn chịu được nữa, tôi thật sự tạm dừng sự tu tập, đi xuống nhà bếp và hỏi những người làm việc dưới ấy: “Sao không ai nói gì cho tôi nghe hết vậy?” Chuyện ấy không hề xảy ra, nhưng đối với tôi nó lại thật vô cùng.

Ta gọi cái ảo giác mất quân bình đó là “tâm thiền giả.” Những thiền sinh trong các khóa tu, đôi khi đồng hóa với những tư tưởng và cảm thọ của mình cực đoan đến độ họ mất hết mọi nhận định trung thực. Steven Smith, một đồng nghiệp và cũng là người bạn của tôi, có kể cho tôi nghe một câu chuyện lý thú khác về cái tâm thiền giả này. Anh và vợ anh, Michele, cùng hướng dẫn một khóa tu tại châu Úc. Căn phòng của anh ở có hai cửa ra vào từ hai hướng khác nhau. Một cửa mở ra thẳng vào một thiền đường lớn mà nơi đây những thiền sinh thường thực tập đi kinh hành.

Một buổi tối Michele ghé qua phòng nói chuyện với Steven, và anh tự nhiên hỏi vì sao cô ta lại đi vào bằng cửa đó thay vì lối cô vẫn thường hay vào. Vừa ngay khi đó có một thiền sinh bước vào căn phòng cạnh bên để đi kinh hành và bất chợt nghe Steven hỏi, “Tại sao lại dùng cửa ấy?” Lúc ấy là mười giờ đêm. Đến bốn giờ sáng người thiền sinh ấy đến phòng Steven, đánh thức anh dậy, và hỏi, “Tại sao ông lại hỏi tôi dùng cửa nào?” Cả đêm người

thiền sinh cứ bị ám ảnh mãi về vấn đề vì sao anh lại nên hoặc không nên đi vào bằng cửa ấy!

Nhận diện được tâm thiền giả này có một tầm quan trọng rất lớn trong sự tu tập của ta. Trong các khóa tu chúng hiển lộ ra hết sức rõ rệt, và trong cuộc sống hằng ngày thì chúng trở nên tinh tế hơn. Bất cứ khi nào bạn thấy mình không thể buông bỏ một ý nghĩ hoặc một cảm xúc nào mà nó không xứng đáng với hoàn cảnh thực tại, và nhất là khi sự cố chấp ấy lại quá cực đoan và mãnh liệt. Nếu bạn biết nhận diện được hiện tượng này chỉ là một trạng thái

tâm thiền giả, nó sẽ giúp cho bạn buông bỏ dễ dàng hơn. Bạn nên nhớ rằng, tâm ta rất dễ bị mắc kẹt vào chính phóng ảnh do nó tạo nên. Hiểu được vì sao ta lại bị dính mắc, việc ấy có thể giúp ta chọn lựa giữa một tâm linh ngục tù và một tâm linh giải thoát.

Những cố chấp cực đoan ấy thật sự chẳng khác gì mấy với các chứng bệnh tâm thần, mà thật ra chúng rất có thể đưa ta đến một tình trạng mất quân bình nguy hại. Một khi tâm ta khăng khăng đi nhận một tư tưởng hoặc cảm thọ nào đó là mình, ta sẽ trở nên si mê. Lúc đó ta không còn khả năng tách rời ra khỏi chúng nữa, và vì vậy tâm ta cũng không còn được sự che chở bảo vệ của chánh niệm. Ta bị lôi cuốn trong trận cuồng phong của tư tưởng và cảm xúc. Trong trạng thái đó không có một nơi nào là an ổn để ta nghỉ ngơi, ẩn náu được hết.

Thái độ cố chấp sai lầm ấy có thể là một chướng ngại cho sự cảm thông giữa ta và người khác. Khi ta đi đồng hóa mình với một quan điểm nào, nó dễ dàng đưa đến một sự bất bình, và tạo nên một thái độ thủ thế hoặc công kích trong sự truyền thông. Vấn đề không phải là ở những gì ta muốn truyền đạt, nhưng là do sự chấp nhất kiên cố của ta vào nội dung của chúng. Khi chánh niệm ít mà sự dính mắc lại nhiều, chấp vào những ý kiến của mình sẽ tạo nên hai thái cực chống đối nhau.

Vì vậy mà ta không nên đem bệnh tâm thần đổ cho những gì ở “ngoài kia.” Chúng ta ai cũng đều có thể cảm nhận được những phiền não ấy trong ta đến một mức độ nào đó, và thiền tập sẽ là một công cụ rất hiệu nghiệm giữ cho tâm trí ta luôn được lành mạnh.

M

5

VÔ NGÃ

Một phần của tài liệu 5352-kinh-nghiem-thien-quan-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)