Đối diện với cái chết

Một phần của tài liệu 5352-kinh-nghiem-thien-quan-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 171 - 173)

ần sau nếu bạn có gặp những khó khăn trong đời, bạn hãy tưởng tượng như là mình đang đối diện với cái chết, tưởng tượng rằng bạn đang thật sự hấp hối. Và trong giây phút ấy bạn muốn đối xử với những khó khăn đó ra sao? Trong giây phút tử sinh ấy, bạn có muốn để cho mình bị lôi cuốn và phản ứng trong sự rối loạn không? Bạn có muốn tránh né, lẩn trốn giây phút ấy không? Hay là bạn muốn chấp nhận, muốn có được chánh niệm và tỉnh thức để đối diện nó?

Có rất nhiều truyền thống tu tập tâm linh chú trọng vào việc suy tưởng đến cái chết của mình. Ý thức đó chắc chắn sẽ bắt ta nhìn lại những vấn đề trong đời mình bằng một quan điểm mới. Trong cuộc sống, ta rất dễ bị dính mắc vào những bi kịch, những khổ đau của mình. Suy tưởng về cái chết, như là một hiện thực, sẽ mang ta ra khỏi những tấn tuồng ấy, và giúp cho ta có một cái nhìn rộng lớn hơn. Nếu giữ được ý thức đó mãi, ta lúc nào cũng có thể sống trong một không gian rộng lớn và thanh thản.

Mỗi khi nghĩ về thiền quán như là một sự luyện tập cho cái chết, nó khích lệ tôi rất nhiều, nhất là giữa những cơn bão tố của cảm xúc hoặc cơn đau của thân thể. Chết là một tình trạng rất khốn khó. Thì ngay chính giây phút này đây, chúng ta đang ở trong hoàn cảnh khó khăn ấy. Ta phải thấy được mình đang ở đâu và tìm một phương cách cởi mở. Sự tu tập của chúng ta là như vậy.

Ví dụ ta ngồi thiền, sau chừng mười lăm, hai chục phút sẽ có những sự khó chịu trong thân sinh lên - đau nơi đầu gối, chẳng hạn - hoặc trong tâm. Chừng ấy ta sẽ biết rằng, muốn thật sự cởi mở ra với những cảm giác khó chịu, không phải là dễ! Nhưng với sự kiên trì tu tập, chúng ta sẽ có thể làm được việc ấy.

Có lẽ trong lúc chết ta còn sẽ phải đối diện với những sự bất an nặng nề nhiều hơn thế nữa. Khi ta bắt đầu cuộc hành trình đi vào một thế giới bí mật, thân ta có thể sẽ bị đau đớn và có nhiều cảm thọ khốn khổ. Chúng ta phải đối xử với chúng như thế nào? Ta có khả năng mở rộng ra và chấp nhận chúng không? Hay ta sẽ phản ứng bằng sự sợ hãi, lo âu, hoặc có khi là khủng hoảng, hoang mang?

giúp cho ta tôi luyện tâm mình. Tôi có cởi mở được với sự khó khăn này không? Tôi có thể chấp nhận nó không? Và càng đi sâu vào sự tu tập bao nhiêu, ta càng tiến gần đến bờ mức của sự giới hạn bấy nhiêu. Và biên giới ấy sẽ dần dần được nới rộng ra, tùy theo khả năng chấp nhận của ta. Hãy tinh tấn tu tập để rồi một ngày nào khi ta đến ngay bên bờ biên giới ấy, ta sẽ có đủ tự tin mà vượt qua.

T

Một phần của tài liệu 5352-kinh-nghiem-thien-quan-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 171 - 173)