rong tiến trình này - cho dù đó là một tiến trình về sự sống hoặc tiến trình về cái chết - Vipassana sẽ mang lại cho ta một sức mạnh quán chiếu rất mãnh liệt.
Trong sự tu tập của ta, nhiều khi vì bận rộn đối phó với những thăng trầm, có lúc sự vật rõ ràng và có lúc lại mù mịt, chúng ta thường hay quên đi cái sức mạnh nghiệp báo tốt lành của những giây phút chánh niệm và tỉnh thức. Trong kinh, đức Phật đã minh giải rất rõ về sức mạnh vô cùng của những hành động của chúng ta.
Mỗi hành động khác nhau sẽ mang lại một năng lực nghiệp báo riêng biệt. Và một trong những việc làm có nghiệp báo tốt lành là dana, tức bố thí hoặc cúng dường. Dana là tiếng Pali, có nghĩa là sự rộng lượng, một năng lực có khả năng thanh lọc rất mạnh mà đức Phật đã nhắc lại rất nhiều lần trong giáo lý của Ngài.
Đức Phật dạy rằng, năng lực nghiệp báo của một món quà tặng được quyết định bởi ba yếu tố: sự thanh tịnh của người cho, sự thanh tịnh của người nhận và sự thanh tịnh của chính món quà ấy – có nghĩa là món quà đó có đạt được bằng một phương thứcchính đáng không. Thế cho nên theo sự hiểu biết ấy, khi ta cúng dường một bậc giác ngộ hoàn toàn, nó sẽ có một hiệu lực nghiệp quả phi thường nhờ vào sự thanh tịnh của người nhận.
Đức Phật lại nói rằng, nếu ta có thể kinh nghiệm được, dầu chỉ trong một giây ngắn ngủi, một tâm thức thấm nhuần lòng từ, metta, thì kết quả còn tốt lành bội phần hơn cả việc cúng dườngđức Phật và toàn thể tăng đoàn của Ngài. Và lại hơn thế nữa, đức Phật dạy rằng, một giây phút thấy được sự sinh diệt của hiện tượng, nghiệp quả của nó còn mãnh liệt hơn cả một tâm an định trong sự từ bi. Ở đây, đức Phật muốn nói đến một loại tuệ giác của thiền quán, khi ta thấy được rõ ràng tính chất tạm bợ, vô thường, của mọi hiện tượng.
Tuệ giác về vô thường lại có nhiều hiệu quả hơn là việc cúng dường đức Phật và cả tăng đoàn của Ngài, gồm toàn những bậc giác ngộ, hoặc có một tâm từ. Vì sao lại thế? Vì trong tuệ giác ấy có nằm sẵn một hạt giống giải thoát!
Giả sử như nếu ta không chọn con đường tu tập thì số phận của ta sẽ ra sao? Việc ấy chắc trong chúng ta, ai từng sống trong đời đều cũng biết! Ta sẽ bị dính mắc, và chấp trước vào cảm xúc, tư tưởng, những đau đớn trong thân và tâm của mình. Trong những giây phút lẫn lộn ấy, ta quên đi tự tánh của thực tại và bị giam hãm trong căn nhà tù của cái ngã.
Trong giờ phút đối diện với cái chết, có thể sẽ có những khổ đau trong thân và tâm xảy đến cho ta. Bạn có thể giữ cho mình có mặt với những khổ đau ấy bằng một thái độ cởi mở và tỉnh thức không? Và biết ghi nhận đơn thuần để ta bớt bị dính mắc vào chúng? Bạn có thể nào an trú trong một chánh niệm không xao lãng, khi chiếc màn bí mật này từ từ hé mở, và khi ta thấy được tự tánh vô thường và không có thực thể của mọi hiện tượng không? Nếu bạn có thể tiếp xúc được với cái chết bằng một thái độ vững vàng như vậy, thì cho dù có sự hốt hoảng, sợ hãi, hoặc đau đớn đi chăng nữa, chánh niệm của ta sẽ đủ mạnh để khiến chúng không gây nên một khó khăn nào: “Ồ, chỉ là những cảm thọ hốt hoảng, đau đớn và sợ hãi mà thôi!”
Hay là thay vì vậy, bạn lại bị lôi cuốn, phản ứng theo những tập quán, thói quen tham muốn, thù ghét, sợ hãi... ngàn đời của mình!
Cũng vì vậy mà sự tu tập của ta, phương pháp thiền quán đơn giản này, lại có một năng lực vô song! Ta đừng bao giờ xem thường hậu quả của việc sống với những kinh nghiệm trong hiện tại, cũng như tuệ giác về vô thường. Bạn nên nhớ rằng, ta sống như thế nào, thì cái chết của ta cũng sẽ như thế ấy.
M