Tiếp xúc với cái đau

Một phần của tài liệu 5352-kinh-nghiem-thien-quan-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 51 - 55)

húng ta đối phó với những khó chịu của tinh thần và cảm xúc như thế nào, thì ta cũng có thể đối phó với cơn đau thể chất của mình như thế đó. Tiếp xúc được với cái đau nơi thân, cũng như học cách cởi mở ra với chúng, là một việc vô cùng quan trọng. Vì ta đối xử với cơn đau của mình trong khi ngồi thiền ra sao, thì cách ta đối xử với những khó khăn trong cuộc sống cũng giống y như thế.

Đức Phật đã nhắc nhở chúng ta về một chân lý hết sức hiển nhiên là khi đã sinh ra thì tất nhiên ai cũng sẽ phải chịu kết quả của sự trưởng thành, hư hoại và chết. Đã mang thân người thì chúng ta có thể tin chắc rồi có lúc mình sẽ phải chịu đau đớn và bệnh hoạn, và cũng như thân này rồi một ngày sẽ mất. Đa số sự tu tập thiền quán của ta là để có thể cởi mở ra với sự thật đó ngay bây giờ - không phải chỉ giản dị nghĩ về chúng, nhưng kinh nghiệm chúng một cách trực tiếp và sâu sắc.

Những khi có một cơn đau nào trỗi lên trong khi thiền tập, bạn có thể thử vài phương pháp quán niệm sau đây. Trước hết, bạn hãy ghi nhận cái phạm vi tổng quát của vùng cảm xúc - thí dụ như, đầu gối hay lưng chẳng hạn. Chỉ cần ý thức được cảm xúc ấy một cách toàn diện, hãy giữ cho tâm mình trở nên thoải mái, nhẹ nhàng ở với cảm xúc ấy nơi thân. Kế đến bước thứ hai, bạn hãy quán sát thật chính xác đặc tính của cảm thọ ấy. Nó như thế nào? Nóng? Nặng nề? Nhức nhối? Quặn thắt? Hay là một cảm giác nào khác? Khi ta ghi nhận được rõ ràng cái phẩm chất của những gì mình đang cảm xúc, tâm ta sẽ trở nên định tĩnh hơn.

Sau khi đã nhận diện được cảm xúc nào đang thật sự có mặt rồi, bước thứ ba sẽ đưa ta đi sâu hơn một chút. Kế tiếp, hãy tập trung sự chú ý của bạn vào ngay bên trong vùng cảm giác ấy, chính xác ngay nơi điểm nào mà cường độ của cảm xúc mạnh nhất. Ghi nhận hết những việc gì đang xảy ra nơi điểm cảm xúc ấy. Thường thì cảm xúc ấy sẽ biến đổi, và rồi sẽ có một điểm cảm xúc mới khác trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn hãy chú ý đến điểm mới xuất hiện đó, và rồi tiếp theo sẽ có một điểm mới khác nữa - nó cũng giống như trò chơi “nối liền những điểm” cảm xúc lại vậy.

Và những khi nào tâm ta cảm thấy mệt mỏi, ta hãy đem nó trở về chú ý đến toàn thể vùng cảm xúc, hay là chú ý đến hơi thở cũng được. Thường

thường thì ta nên thay đổi sự chú ý tới lui giữa hơi thở và cái đau, mỗi lần ở lâu chừng năm, sáu phút vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất. Vì tâm ta có khuynh hướng tránh né, thối lui, hoặc trở nên nhàm chán, những khi ta kinh nghiệm một cảm giác khó chịu nào lâu quá. Trừ phi chúng ta biết cách đối phó với cái đau một cách khéo léo, bằng không nó có thể làm cho tâm ta trở nên mỏi mệt, và rồi chánh niệm và sự tinh tấn cũng theo đó mà suy sụp theo. Biết xen kẽ sự chú ý giữa hơi thở và cảm giác đau sẽ giữ cho ta được tỉnh táo và linh động.

Sự thay đổi xen kẽ này cũng còn giúp cho nghị lực của ta phát triển qua một lối khác nữa. Những khi cơn đau đang mạnh, tâm ta lúc đầu sẽ có

khuynh hướng trụ vào đó mà không cần một sự cố gắng nào. Tâm ta khó có thể nào bị xao lãng những khi mình có một cảm giác đau mạnh. Nhưng cũng vì ta không cần phải cố gắng nhiều để chú ý đến cái đau nên nghị lực cũng theo đó mà trở nên yếu ớt đi. Nếu thỉnh thoảng ta lại đem sự chú ý của mình trở về với hơi thở, mặc dù khi ấy cái đau vẫn còn trội hơn, ý chí và nghị lực của ta sẽ được phát triển mạnh mẽ. Thỉnh thoảng trở về với hơi thở sẽ giúp củng cố và làm tăng trưởng thêm nghị lực của ta. Và rồi những lúc trở lại quán chiếu cái đau nơi thân, ta sẽ có thể kinh nghiệm được chúng trên một bình diện mới khác lạ hơn.

Sự tích tụ quan trọng này sẽ giúp cho xung lực (momentum) của ta được mạnh mẽ thêm, và cũng nhờ đó mà sự tu tập được sâu thẳm hơn. Nó tác động cũng giống như một máy phân tử gia tốc (particle accelerator) trong ngành vật lý nguyên tử vậy. Những chất điểm (particles) di chuyển mỗi lúc một nhanh, cho đến khi chúng có khả năng tách đôi được một hạt nguyên tử. Trong thiền quán, chúng ta sẽ tích tụ năng lượng của chánh niệm cho đến khi nó có đủ sức mạnh để nhìn thấy thực tại trên nhiều bình diện hoàn toàn khác nhau.

Sự tăng trưởng của xung lực ấy phát xuất từ một chánh niệm thường trực và một nghị lực đều đặn mang tâm ta trở về với đề mục căn bản của thiền quán. Ép buộc sự chú ý của ta phải bỏ cái đau để trở về với hơi thở, lẽ dĩ nhiên, là phản hiệu quả. Nhưng nếu ta biết dẫn dắt tâm mình một cách tự nhiên, ta sẽ bảo tồn và tích tụ được năng lượng, cho đến khi ta có thể sử dụng được sức mạnh nội tâm ấy để có thể khám phá được những tuệ giác sâu xa hơn.

Khi chúng ta có thể cởi mở ra và tiếp xúc với cái đau trong lúc thiền tập, ta sẽ khám phá ra những sự dính mắc vi tế của mình vào nó. Chúng ta sẽ thấy

được những ác cảm và sợ hãi của mình đối với cái đau, cũng như theo dõi được tâm mình lên án và ghét bỏ chúng. Tất cả chúng ta đều đã từng đối xử với những khổ thọ của mình bằng những lối vô ích như thế, mà chúng không hề đem lại cho ta một sự an lạc nào. Và khi ta biết thực tập duy trì chánh niệm, một sự chuyển hóa nhiệm mầu sẽ bắt đầu xảy ra trong ta.

Khi tôi mới bắt đầu tập ngồi thiền, cái đau nơi đầu gối nhức nhối khôn cùng, khiến tôi không tài nào ngồi yên được đến mười phút. Sự khó chịu ấy bắt tôi phải nhúc nhích và thay đổi vị thế ngồi liên tục. Thế rồi tôi nghĩ thầm, “Chắc là mình nên ngồi trên ghế.” Nhưng vì tôi khá cao, một chiếc ghế bình thường không cao đủ, nên tôi lại đặt vài viên gạch dưới mỗi chân ghế để nâng nó lên cách mặt đất một chút. Rồi thì đến phiên mấy con muỗi đến vo ve, quấy rầy. Thế là tôi lại máng thêm một chiếc mùng phủ lên trên ghế. Chẳng mấy chốc, tôi đã biến chỗ tôi ngồi thành một “ngai vàng” để sự thiền tọa của tôi được dễ chịu, thoải mái hơn. Có nhiều lần vị thiền sư của tôi, Ngài

Munindra-ji, ghé qua thăm chỗ tôi ngồi, làm tôi cảm thấy hổ thẹn vô cùng. Mặc dù trong thời gian đầu rõ ràng là sức chịu đựng cái đau của tôi chẳng là bao nhiêu, nhưng dần dà nhờ công phu tu tập tâm tôi trở nên vững mạnh và bớt sợ sệt. Tôi học được cách trở nên thư thái đối với cái đau, thay vì căng thẳng hoặc gồng người chịu đựng mỗi khi nó khởi lên.

Khi ta thay đổi mối tương quan của mình đối với cái đau trong lúc ngồi thiền, ảnh hưởng của nó sẽ lan ra rất xa. Những thời gian khó khăn trong lúc ngồi thiền sẽ dạy cho ta phương pháp để đạt được tự do trong những hoàn cảnh bất an khác của cuộc sống. Chúng ta đối xử với giây phút hiện tại này ra sao, ngay lúc này đây, với sự khó chịu, với cái đau, với những điều bất như ý như thế nào? Tôi nhận thấy có một điều khá thú vị là bao giờ cũng vậy,

những hoàn cảnh mà ta cho rằng không-thể-chịu-nổi, thường khi chính vì sự chống cự của ta mà chúng lại trở thành không-thể-chịu-nổi! Vấn đề khó khăn không phải là do vì hoàn cảnh, mà là vì ta bất lực không thể sống với chúng, không cởi mở ra được với chúng mà thôi.

Nhưng dầu sao chúng ta cũng cần phải ý thức được khả năng và mức giới hạn của mình trong mỗi hoàn cảnh. Đôi khi, cũng có những kinh nghiệm rất mãnh liệt mà ta không cách nào hoàn toàn cởi mở ra với chúng được. Có lúc ta cần phải lui lại trong một thời gian, hay là tiến lại gần một cách từ tốn, chậm chạp hơn một chút. Giữ được sự quân bình này là một chìa khóa rất trọng yếu cho sự tu tập. Bao nhiêu là đủ, trước khi chúng ta từ bỏ đường lối nhẹ nhàng, ôn hoà của mình và đóng kín cửa lại, trước khi ta có thể nói rằng,

“Bấy nhiêu đó là đủ rồi”? Nới rộng giới hạn của mình ra nhiều khi lại làm cho ta trở nên dũng mãnh hơn. Bằng phương pháp tu tập đơn giản này, ta sẽ phát triển được một tâm lực kiên cố, một khả năng đối diện với những hoàn cảnh khổ đau trong cuộc đời. Sức mạnh ấy chắc chắn sẽ chuyển hóa sự sống của ta.

T

Một phần của tài liệu 5352-kinh-nghiem-thien-quan-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)