Chia sẻ phật pháp

Một phần của tài liệu 5352-kinh-nghiem-thien-quan-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 159 - 161)

ất cả chúng ta, những người tu theo Phật, có lẽ ai cũng đều gặp phải một sự khó khăn này, là làm sao có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác. Chia sẻ với gia đình, bạn bè về sự tu tập của mình, hiểu biết của mình, là một nghệ thuật lớn mà tự nó cũng có thể là một sự tu tập đầy cam go.

Niềm tin vào Phật pháp và lòng tự tin là những quả trái tươi tốt của sự tu tập, nhưng ta phải biết giữ cho chúng được quân bình. Đôi khi sau một khóa tu, người ta vì quá hứng khởi và đầy nhiệt tâm nhờ có được một năng lượng tươi mát, họ muốn đem hết kể lại cho bạn bè, người thân mình nghe. Họ nghĩ rằng ai cũng ham thích như họ. Đôi khi người khác ưa thích, nhưng cũng rất có thể là không! Giả sử một người nào đó gặp bạn, họ hỏi “Sao khóa tu như thế nào?” Đó cũng có thể là một cách chào hỏi xã giao mà thôi. Nếu bạn lại ban cho họ một bài pháp dài ba tiếng đồng hồ về lý vô ngã, trong khi họ chỉ muốn lên tiếng chào mình, thì cái “tuệ giác” của bạn có lẽ cần phải điều chỉnh lại đôi chút!

Bạn hãy luôn nhớ trong những sự giao thiệp như vậy, cũng như trong mọi trường hợp khác, cẩn thận lắng nghe xem người khác muốn nói gì, để bạn biết rằng họ thật sự muốn biết hay chỉ thăm hỏi xã giao mà thôi. Đây cũng là một cơ hội để bạn thực hành sự tu tập của mình, duy trì chánh niệm và đức tính mẫn cảm. Và cho dù bạn có cảm thấy rằng người ấy thành tâm muốn học hỏi những kinh nghiệm của bạn, bạn cũng cần phải bỏ hết những dự tính của mình qua một bên, để chọn một phương tiện nào thích hợp với người ấy.

Trong Phật pháp, bất cứ một phần nhỏ nào cũng tàng chứa hết tất cả mọi phần khác, cũng giống như là một toàn diện ảnh (hologram) vậy. Bất cứ bạn chọn một khởi điểm nào để truyền thông với người khác, nó cũng có thể làm hé mở và phô bày được toàn vẹn Phật pháp. Sự kiện này cho phép khả năng sáng tạo của trực giác của bạn. Bạn không cần phải bắt đầu ở bất cứ một khởi điểm nào nhất định hết. Thay vì vậy, bạn có thể cởi mở ra và tiếp xúc với kinh nghiệm của người khác, xem xét tình trạng của họ. Họ có những quan tâm nào? Đau khổ ở đâu? Ưa thích những gì? Bạn có thể bắt đầu từ điểm ấy. Khi bạn chân thành lắng nghe một người nào, khi cái nhìn của bạn phát xuất từ lòng từ bi, thì ngay ở đó đã có một sự nối liền rồi.

Và cho dù ngôn từ của ta có thiếu thốn, không diễn đạt đến nơi đến chốn, bạn nên nhớ rằng, sự truyền thông thâm thúy nhất bao giờ cũng là ở cách chúng ta đối xử với người ấy, chứ không phải ở những gì mình nói. Ngôn từ của ta có thể hoặc không thể nối liền được, nhưng phẩm chất của sự có mặt của ta, bao giờ cũng có một khả năng truyền đạt. Nếu bạn biết thương yêu hơn, chấp nhận hơn, bớt phê bình và rộng lượng hơn, trong mối tương quan của mình với bạn bè và gia đình, đó chính thật mới là một sự truyền thông mầu nhiệm.

Nhiều năm trước, có một người viết thư cho Ram Dass. Sau một thời gian tu học với ông, cô ta trở về thăm gia đình theo Thiên chúa giáo rất bảo thủ và chống đối việc làm của cô ta. Cô ta gặp thật nhiều khó khăn, trong thơ cô kể lại những khổ sở của mình. Cuối thơ cô viết, “Cha mẹ tôi ghét tôi khi tôi là một Phật tử, nhưng họ lại rất thương yêu tôi khi tôi là một vị Phật.”

T

Một phần của tài liệu 5352-kinh-nghiem-thien-quan-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 159 - 161)