Tâm từ và cái chết

Một phần của tài liệu 5352-kinh-nghiem-thien-quan-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 175 - 177)

etta, hay tâm từ, có thể là một phương tiện rất nhiệmmầu giúp ta đối diện với cái chết của mình hoặc của người khác.

Tâm từ có một năng lực rất đặc biệt, nó làm tâm ý ta trở nên nhu hòa và an tĩnh hơn, để có thể đối phó và chế ngự được sự sợ hãi. Khi bắt đầu đối diện với một việc gì bí mật sắp xảy ra, như là cái chết chẳng hạn, thường thì bao giờ trong ta cũng có một nỗi sợ khuấy động lên. Có thể ta sợ cơn đau đớn thường đi đôi với lúc hấp hối. Có thể ta sợ sự bấp bênh của tình trạng ấy. Cũng có thể chúng ta sợ những gì mình không biết rõ.

Lần đầu tiên khi đức Phật giới thiệu pháp từ bi quán này, Ngài dạy cho một số thầy đang gặp một hoàn cảnh sợ hãi. Phương pháp quán từ bi được sử dụng như là một liều thuốc giải độc cho tâm khiếp sợ. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể phát triển được năng lực của tâm từ, nếu ta biết tu tập cho thâm sâu. Khi tâm từ được vững mạnh, ta sẽ an trú trong một không gian của tình thương và thiện chí, biết lo cho chính mình cũng như cho người khác. Khi ta sống với năng lực và sự đơn sơ của tình thương này, ta sẽ thấy rằng mỗi khi tâm từ có mặt, sợ hãi sẽ vắng mặt. Tâm từ và sự sợ hãi, chúng không thể nào có mặt trong cùng một lúc được!

Bạn hãy tu tập để phát triển tâm từ của mình cho được thâm sâu, nó sẽ xây đấp cho ta một nền tảng vững vàng. Nơi đó sẽ là một nơi trú ẩn, một sức mạnh mà ta có thể nương tựa vào mỗi khi gặp bất cứ một cơn khủng hoảng nào trong cuộc sống, kể cả cái chết.

Tâm từ, metta, và thiền quán, vipassana, là những năng lực hỗ tương, chúng hòa hợp với nhau rất khéo léo. Trong những hoàn cảnh khốn khó, như lúc chết chẳng hạn, ta sẽ bị thu hẹp, vướng mắc và rất dễ bị phản ứng, mà chánh niệm thì tự nó chưa đủ sức để đối phó với tình trạng khó khăn ấy. Những lúc đó, ta có thể nương tựa vào phương pháp từ bi quán để đem lại sự tĩnh lặng cho tâm mình. Và khi có được sự tĩnh lặng ấy rồi, ta sẽ có thể cởi mở ra bằng chánh niệm, với bất cứ một khó khăn nào đang có mặt.

Phối hợp hai loại thiền này với nhau là một điều rất trọng yếu cho sự tu tập của ta trong lúc này, cho sự xoay xở của ta vào giờ phút lâm chung, cũng như cho cách xử sự của ta đối với một người đang hấp hối. Sự quây quần của người thân xung quanh một người trong giờ phút lâm chung, cũng có thể giúp

ích rất nhiều cho tâm thức của người ấy. Mặc dù một người đang hấp hối có vẻ như không có một phản ứng nào, nhưng đừng vì vậy mà ta lại cho rằng họ vô thức. Tôi đã từng nghe nhiều câu chuyện về những người bị hôn mê

(coma), sau khi tỉnh dậy, họ kể lại những kinh nghiệm rất sáng suốt. Tuy lúc ấy họ không có khả năng truyền thông, nhưng họ luôn luôn có mặt. Thật ra, chúng ta không biết được việc gì xảy ra trong giờ phút ấy. Bên ngoài có vẻ như thế này, mà bên trong thì có thể là hoàn toàn khác hẳn.

Ta có thể phục vụ một người đang hấp hối bằng cách ban rải năng lực của tâm từ đến cho họ. Nếu ta thực hiện được việc ấy trong một trạng thái thanh tịnh và vững vàng, nó sẽ có một ảnh hưởng trấn an rất lớn. Trong ta tỏa phát ra năng lượng của sự an lạc.

Và thiền quán cũng có thể phục vụ cho ta rất nhiều, vì nó giúp ta quan sát được tâm mình. Chánh niệm cho phép ta theo dõi những cảm thọ và phản ứng của mình mà không bị vướng mắc. Nó giúp ta không làm rối rắm thêm một tình trạng đã quá là khốn khó. Chứng kiến giờ phút lìa đời của một người thân yêu có thể là một kinh nghiệm rất mãnh liệt. Bạn hãy tự hỏi mình, khi đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, chúng ta có cởi mở không? Ta có thể để cho chúng trôi qua, và giữ cho mình an trú trong năng lực tỏa chiếu của một tâm từ?

D

Một phần của tài liệu 5352-kinh-nghiem-thien-quan-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 175 - 177)